Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc địa đầu Tổ quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khách du lịch lên Lũng Cú (Hà Giang) ít người biết đến mốc giới 428 nằm gần sông Nho Quế. Đây là cột mốc địa đầu Tổ quốc Việt Nam.
Vợ chồng canh mốc
Từ trụ sở xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đi ngược lên phía bắc theo biển chỉ dẫn ra mốc 422, đến đầu thôn Séo Lủng nằm ở phần đất thượng cùng cực bắc, rẽ tay phải theo đường ra nhà ngắm cảnh cực bắc, tinh ý lắm mới thấy con đường đất chạy tuột xuống thung lũng Thèn Ván sâu thăm thẳm. Đấy là đường xuống mốc giới số 428 nằm dưới khu vực sông Nho Quế.
 
Thiếu tá Trần Vũ Quỳnh kiểm tra hiện trạng mốc 428.
Thiếu tá Trần Vũ Quỳnh kiểm tra hiện trạng mốc 428.
Sùng Mí Mỷ, Bí thư chi bộ thôn Séo Lủng, kéo tôi lên chiếc xe máy cũ kỹ, đầu chúi xuống theo độ sâu con đường, động viên: “Ngồi lên đây. Đừng sợ. Em vẫn thường chở ngô, chở phân ấy mà. Đi bộ lâu lắm”. Đành phải ngồi lên. Nghe đánh “ào”, chiếc xe lao xuống như đá lăn, trên đường mòn sườn núi không vừa 2 người tránh nhau, gấp khúc zích zắc. Một bên là bờ đất vạt vội bằng cuốc xẻng, một bên là vực sâu thăm thẳm, dòng sông Nho Quế bé như dải lụa, lấp ló dưới bánh xe… Qua mấy đoạn cua, tim muốn nhảy khỏi lồng ngực: “Cho anh xuống đi bộ”. Mỷ dừng xe, cười: “Vậy em xuống trước, chặt cây dọn mốc”…
Mốc giới số 428 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao hơn 788,83 m, tọa độ địa lý 23°22’47,068” vĩ độ Bắc - 105°18’23,235” kinh độ Đông.
Mốc giới số 428 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao hơn 788,83 m, tọa độ địa lý 23°22’47,068” vĩ độ Bắc - 105°18’23,235” kinh độ Đông.
Theo đường mòn khoảng nửa tiếng, thấy xe máy của Mỷ dựng cạnh mái lưng núi, tấm lợp còn mới nguyên. Thì ra đấy là lán của vợ chồng ông Lầu Pà Tủa, 57 tuổi, người thôn Sán Trồ (xã Lũng Cú), ra thuê đất của người quen ở Séo Lủng để nuôi bò và gieo ngô, trồng rau, đậu. Căn lán này giống như nhà của vợ chồng ông Tủa, nằm trơ trọi lưng chừng núi và là hộ dân cư đầu tiên ở thượng cùng cực bắc, chỉ cách mốc 428 chừng nửa tiếng đi bộ, ngược lên cả tiếng mới là thôn Séo Lủng.
Ngồi cà kê nói chuyện, ông Tủa kể: “Hồi cuối năm 2020 mới xuống ở, cũng rất lo.
 
Hàng rào dây thép gai trên đường núi, bên Trung Quốc.
Hàng rào dây thép gai trên đường núi, bên Trung Quốc.
Sau dần quen, lán là nơi nghỉ chân của bộ đội, dân quân tuần tra biên giới và người dân đi nương, xuống sông bắt cá”. Ông Tủa cười: “Ngày nào cũng ghé qua mốc 428 xem có gì bất thường không”.
Đoạn mốc dài nhất Việt Nam
Không chỉ nằm ở vị trí địa đầu Tổ quốc, mốc giới 428 còn là điểm bắt đầu của đoạn biên giới giữa 2 mốc, dài nhất Việt Nam (14,060 km), tính từ mốc giới 428 (ở xã Lũng Cú) đến mốc giới số 429 (nằm ở độ cao hơn 497,78 m, trên dốc núi địa phận xã Thượng Phùng, H.Mèo Vạc).
 
Gia đình ông Lầu Pà Tủa sinh sống gần mốc 428.
Gia đình ông Lầu Pà Tủa sinh sống gần mốc 428.
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Trần Vũ Quỳnh (Trạm trưởng biên phòng Lũng Cú, Đồn biên phòng Lũng Cú) cho biết, từ mốc giới số 428, đường biên giới theo đường thẳng, đến giao điểm giữa đường thẳng này và trung tuyến dòng chảy sông Nho Quế. Từ đây chuyển thành biên giới nước, sau đó xuôi theo trung tuyến dòng chảy sông Nho Quế, đến giao điểm giữa trung tuyến dòng chảy sông Nho Quế và trung tuyến dòng chảy suối không tên; thì từ đây chuyển thành biên giới đất liền, sau đó theo đường thẳng, đến mốc giới số 429. Chiều dài đoạn biên giới này 14,060 km, trong đó độ dài đường biên giới nước là 13,693 km.
 
Từ khu vực mốc 428 nhìn sang bên kia sông Nho Quế là thôn Mê Do, trấn Mộc Ương, H.Phù Ninh, Vân Nam (Trung Quốc).
Từ khu vực mốc 428 nhìn sang bên kia sông Nho Quế là thôn Mê Do, trấn Mộc Ương, H.Phù Ninh, Vân Nam (Trung Quốc).
 
Cột cờ quốc gia ở trung tâm xã Lũng Cú. Ảnh: M.T.H - Đ.L
Cột cờ quốc gia ở trung tâm xã Lũng Cú. Ảnh: M.T.H - Đ.L
“Theo quy định và để đảm bảo an toàn, mọi người dân khi muốn đến các mốc giới nói chung và mốc 428 nói riêng, đều phải thông qua lực lượng bộ đội biên phòng”, thiếu tá Trần Vũ Quỳnh cho biết. (còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải-Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.