Công ty 74: Vững vàng trong gian khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiền thân là Đoàn Mê Linh, được thành lập ngày 8-3-1975, đứng chân trên 31 thôn, làng thuộc 6 xã, 1 thị trấn của các huyện: Đức Cơ, Ia Grai (tỉnh Gia Lai) và xã Ponhay (huyện Ozadav-tỉnh Rattanakiri-Vương quốc Campuchia), Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) được giao nhiệm vụ trồng mới, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su, cà phê, sản xuất điện năng, kinh doanh xăng dầu, xây dựng dân cư xã hội với mục tiêu góp phần đảm bảo an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội trên địa bàn vùng biên giới.

Vườn cà phê luôn cho năng suất cao. Ảnh: Đức Thụy
Vườn cà phê luôn cho năng suất cao. Ảnh: Đức Thụy

Hiện nay, tổng diện tích cao su Công ty quản lý là 6.612,56 ha, trong đó 4.964,07 ha vườn cây cao su kinh doanh, 1.648,49 ha vườn cây cao su kiến thiết cơ bản và  12,45 ha cà phê kinh doanh. Công ty đã triển khai trồng, chăm sóc 936,97 ha cao su tại Campuchia và đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện trồng cây cao su trải dài trên 17 km dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia theo dự án đã được phê duyệt.

Công ty có 3.394 cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng và người lao động, trong đó lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ 1.456 người, chiếm 42,8% quân số toàn đơn vị. Đảng bộ Công ty có 32 chi bộ với 314 đảng viên,  Công đoàn cơ sở có 23 Công đoàn bộ phận với 1.748 đoàn viên, có 22 chi hội Hội Phụ nữ với 942 hội viên và 620 đoàn viên sinh hoạt trong 21 chi đoàn. Ngoài ra, để đảm bảo cho người lao động yên tâm công tác, Công ty còn duy trì hoạt động Trường Mầm non Hoa Hồng với 31 lớp mẫu giáo và 15 nhóm nhà trẻ...

Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc xuất khẩu sản phẩm mủ cao su do thị trường Trung Quốc tạm ngưng việc nhập khẩu khiến nhiều doanh nghiệp khai thác sản phẩm mủ cao su gặp khó, trong đó có Công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc giải bài toán tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, bằng nỗ lực và quyết tâm cao nhất nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện mục tiêu góp phần ổn định kinh tế-chính trị vùng biên đã được giao phó, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty đã duy trì, tiếp tục đẩy mạnh khâu sản xuất kinh doanh, đưa Công ty từng bước vượt qua khó khăn. Giá trị sản xuất 6 tháng đạt 98,633 tỷ đồng, doanh thu 103,5 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước và cấp trên 31.3 tỷ đồng. Cụ thể, sản phẩm mủ cao su quy khô của Công ty đạt 1.553 tấn, trồng mới cao su tái canh đạt 191 ha, sản xuất điện năng đạt 423.660 kW. Công ty tổ chức sắp xếp cân đối lao động, phương án khoán, phương án trả lương sao cho sát với thực tế từng đơn vị, thực hiện đúng chế độ và chi trả tiền lương kịp thời cho người lao động.

 

Dây chuyền sản xuất mủ cao su. Ảnh: Đức Thụy
Dây chuyền sản xuất mủ cao su. Ảnh: Đức Thụy

Bên cạnh duy trì và đẩy mạnh hoạt động kinh tế, nhiệm vụ quốc phòng-an ninh cũng được Công ty đặc biệt chú trọng. Trong đó, quán triệt triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, chấp hành nghiêm chỉ thị sẵn sàng chiến đấu và chỉ lệnh huấn luyện của Tư lệnh Binh đoàn. Tổ chức huấn luyện quân sự cho lực lượng tự vệ, giáo dục kiến thức quốc phòng cho các đối tượng và đặc biệt là duy trì chế độ trực chỉ huy, trực chiến, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra. Công tác quản lý, bảo vệ sản phẩm, phòng-chống cháy nổ, tuần tra canh gác bảo đảm an toàn tuyệt đối cơ quan, đơn vị cũng như phối hợp với Công an, Bộ đội Biên phòng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thực hiện tốt nhiệm vụ phòng-chống thiên tai, bão lụt, cứu hộ, cứu nạn, phòng-chống cháy nổ... cũng được đặc biệt chú trọng.
 

Thành tích của Công ty:

- Danh hiệu Anh hùng Lao động.

- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.

- Huân chương Chiến công hạng nhì (năm 1978 và 1983).

- Huân chương Lao động hạng ba (giai đoạn 2004-2008 và năm 2009.

- Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc (năm 2009).

- Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương tặng thưởng nhiều cờ thi đua, bằng khen, giấy khen các loại.

Các giải thưởng đã đạt được:

Quả cầu vàng (2008); Cúp vàng nhãn hiệu cạnh tranh (2009); Cúp vàng VU STA thương hiệu Việt (2011); Cúp vàng thương hiệu mạnh và phát triển bền vững (2012); Cúp vàng dấu hiệu thương hiệu Việt uy tín (2014); Cúp vàng top ten thương hiệu uy tín ứng dụng khoa học công nghệ lần thứ II-2014; giải thưởng “GLOBAL ETHICS Awards-Đạo đức Toàn cầu UNESCO” Việt Nam năm 2014…

Tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến pháp luật, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Nghị quyết của Đảng ủy Binh đoàn, Đảng ủy Công ty về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2014; nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, quần chúng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, ý thức chấp hành kỷ luật, pháp luật cũng như thực hiện tốt công tác thi đua-khen thưởng, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... Công tác dân vận, hoạt động gắn kết hộ, giúp dân xóa đói, giảm nghèo được quan tâm, như: tạo điều kiện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn mượn hơn 600 ha đất trồng lúa xen canh với diện tích cao su tái canh của đơn vị, giúp người dân ổn định sản xuất và đời sống. Phối hợp già làng, trưởng thôn, cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền vận động lao động nhận khoán và tích cực khai thác giao nộp sản phẩm. Tổ chức xây tặng “Nhà tình thương” cho gia đình đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Duy trì tốt chất lượng công tác khám, thu dung điều trị cho 2.450 lượt người (trong đó người Kinh 1.991 lượt; người địa phương 459 lượt), đảm bảo quân số khỏe lao động sản xuất đạt 98,5%. Tích cực vận động mọi người tăng gia cải thiện đời sống, vận động cán bộ, công nhân xây dựng gia đình văn hóa mới...

Các tổ chức quần chúng Công đoàn-Thanh niên-Phụ nữ hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của Đoàn, Hội gắn với phong trào thi đua quyết thắng của đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Công ty.

Trong những tháng cuối năm, nhằm tiếp tục chăm sóc và khai thác tốt diện tích vườn cây cao su, cà phê hiện có, Công ty chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật khai thác, phòng trừ sâu bệnh, phòng-chống cháy và đảm bảo an toàn cho tất cả các loại vườn cây. Song song với đó, tiếp tục tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại tay nghề cho 1.618 thợ khai thác mủ cao su; tập trung huy động đảm bảo các nguồn vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản; tăng cường công tác quản lý tài chính, sử dụng đúng mục đích có hiệu quả, thực hành tiết kiệm trong chi phí, tích cực tháo gỡ khó khăn về vốn và đảm bảo đời sống của người lao động.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.