Công ty 72 giúp dân cải tạo môi trường sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng những việc làm cụ thể, Công ty 72 (Binh đoàn 15) đã từng bước giúp người dân làng Sơn thay đổi nhận thức trong bảo vệ môi trường sống, góp sức cùng cấp ủy, chính quyền xã Ia Nan xây dựng mô hình điểm về làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Đức Cơ.
 Cán bộ, công nhân Công ty 72 phối hợp với xã Ia Nan làm hàng rào phía trước nhà cho người dân làng Sơn. Ảnh:Phương Dung
Cán bộ, công nhân Công ty 72 phối hợp với xã Ia Nan làm hàng rào phía trước nhà cho người dân làng Sơn. Ảnh:Phương Dung
“Không có nhà vệ sinh, vậy lâu nay gia đình mình đi vệ sinh ở đâu?”-Trả lời cho câu hỏi ấy, anh Siu Xiem bẽn lẽn: “Mình đi ra sau vườn thôi”. Có lẽ chẳng riêng gia đình anh Xiem mà nhiều hộ dân ở làng Sơn trước đó vẫn có thói quen ấy, bởi theo quan sát của chúng tôi, số hộ có nhà vệ sinh rất ít. Chưa kể, bà con không có thói quen đào hố rác nên từ nhà ra tới ngõ, rồi trên các trục đường làng đâu đâu cũng thấy rác. Vì vậy, khi xã đề xuất Công ty 72 hỗ trợ làng Sơn xây dựng làng nông thôn mới, đơn vị đã quán triệt tất cả cán bộ, công nhân khi giúp dân phải “nói thật, làm thật và hiệu quả thật”. Theo Thượng tá Phan Văn Phú-Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty, “giúp dân là giúp chính mình”. Và ngay sau đó, đơn vị đã trích hơn 100 triệu đồng, đồng thời cử hàng trăm cán bộ, công nhân xuống làng giúp dân bằng những phần việc thiết thực.
Thiếu tá Dương Hải Ngọc-Trợ lý Chính trị phụ trách công tác dân vận của Công ty-cho biết: “Trong đợt này, đơn vị đã huy động 250 cán bộ, công nhân của các đội sản xuất: 6, 7, 8 trực tiếp xuống làng hướng dẫn và tham gia cùng người dân đào hố rác, dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh... Đặc biệt, đơn vị còn trích hơn 100 triệu đồng để mua nguyên-vật liệu hỗ trợ 15 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trong làng xây dựng nhà vệ sinh, dựng trụ bê tông và kéo dây kẽm gai để làm hàng rào phía trước nhà”. Chỉ trong thời gian ngắn, với sự chung sức đồng lòng của quân và dân, diện mạo làng Sơn đã có nhiều đổi khác. 220 trụ bê tông với chiều cao 2,5 m đã được dựng ngay ngắn trước các ngôi nhà theo khoảng cách 2 m một trụ và hàng chục cuộn kẽm gai được kéo căng, rồi đan lại vô cùng đẹp mắt. Cỏ, rác sau khi thu gom đều được tập kết tại một điểm và 15 nhà vệ sinh cũng đã hoàn thành đúng tiến độ...
Cùng mọi người kéo dây kẽm rào 25 m đất của gia đình, anh Xiem phấn khởi: “Hàng rào đẹp, chắc chắn, mình vui lắm!”. Lý giải nguyên nhân vì sao lâu nay gia đình không làm hàng rào, anh Xiem bộc bạch: “Gia đình cũng có 6 sào đất, vài năm trước trồng mì nhưng không hiệu quả. Năm 2017, gia đình mình chuyển sang trồng điều nên chưa có thu nhập. Hiện tại, 6 miệng ăn cùng mọi chi phí trong gia đình đều trông vào đồng lương công nhân khai thác mủ của mình nên khó khăn lắm!”. Cũng như gia đình anh Xiem, lâu nay vấn đề vệ sinh của các thành viên trong gia đình anh Rơ Châm Dú đều diễn ra nơi cuối vườn. Anh Dú chia sẻ: “Cũng thấy tội mấy đứa nhỏ. Ngày nắng thì không sao, ngày mưa phải mặc áo mưa để đi vệ sinh, nhưng nghèo quá nên đành chịu”. Chính vì vậy, khi được Công ty giúp đỡ bà con xây dựng nhà vệ sinh, làm hàng rào, hướng dẫn cách giữ cảnh quan môi trường quanh nhà, quanh ngõ... ai nấy đều phấn khởi. Ông Rơ Lan Đức-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Nan-cho hay: “Ngoài việc giúp người dân từng bước thay đổi nhận thức, hành vi giữ gìn vệ sinh môi trường, thời gian qua, Công ty còn thường xuyên hướng dẫn bà con cách làm lúa nước và hàng năm đều tuyển chọn lao động vào làm công nhân”.  
Theo thống kê, làng Sơn có 195 hộ dân thì có tới 85% hộ tham gia làm công nhân trong các đội sản xuất của Công ty. Thượng tá Phan Văn Phú cho biết thêm, hàng năm, Công ty đều chú trọng giúp người dân cải thiện cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động những người trong độ tuổi lao động vào làm công nhân để có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, Công ty cũng thường xuyên rà soát số hộ nghèo trong làng để có hướng hỗ trợ kịp thời... “Dù đang gặp nhiều khó khăn do giá mủ cao su xuống thấp nhưng Công ty vẫn tích cực tham gia cùng địa phương chung sức xây dựng nông thôn mới bằng cả tinh thần và trách nhiệm của người lính”-Thượng tá Phan Văn Phú nhấn mạnh.
Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.