Công ty 715: Vượt khó, ổn định sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên 715 (Binh đoàn 15) gặp không ít khó khăn do giá mủ cao su liên tục giảm sâu. Nhưng nhờ triển khai nhiều giải pháp phù hợp, đơn vị vẫn ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động để họ yên tâm gắn bó với vườn cây.
Theo Trung tá Hà Trọng Bảo-Giám đốc Công ty 715, trong hoàn cảnh khó khăn, đơn vị đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo, chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ theo hướng thực hành tiết kiệm, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. “Công ty thường xuyên chỉ đạo giám sát, kiểm tra chặt chẽ quy trình chăm sóc vườn cao su, cà phê và khai thác, thu hoạch, chế biến sản phẩm đúng quy trình kỹ thuật; chú trọng phòng trị bệnh cho cây trồng; đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề thợ cạo nên các vườn cây sinh trưởng, phát triển khá tốt, năng suất ổn định. Bên cạnh đó, Công ty còn tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo ổn định các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn. Nhờ đó, sản phẩm cao su, cà phê của đơn vị luôn được các đối tác lựa chọn và đánh giá tốt”-Trung tá Bảo cho biết.
 Công ty 715 đón nhận Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng nhì. Ảnh: Đ.Y
Công ty 715 đón nhận Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng nhì. Ảnh: Đ.Y
Công ty 715 đang trồng, chăm sóc, kinh doanh hiệu quả hơn 3.100 ha cao su, gần 300 ha cà phê. Riêng năm 2018, năng suất mủ cao su quy khô của đơn vị đạt bình quân 1,99 tấn/ha; cà phê tươi đạt 12,2 tấn/ha. Trong khi nhiều doanh nghiệp phải giảm lương người lao động vì kinh tế khó khăn thì Công ty 715 vẫn duy trì mức thu nhập bình quân 5,7 triệu đồng/người/tháng, tạo điều kiện cho người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó với vườn cây.
Bên cạnh đảm bảo mức thu nhập ổn định cho người lao động, Công ty cũng khuyến khích các hộ công nhân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tiết kiệm chi tiêu để cải thiện đời sống trong giai đoạn khó khăn. Công ty thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn các hộ công nhân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh vườn cây, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập.
Nhờ những giải pháp này, Công ty đã nhận được sự đồng thuận chia sẻ của 1.765 cán bộ, công nhân, người lao động. Công nhân Rơ Châm Thinh (làng Ó, xã Ia Krai, huyện Ia Grai) cho biết: “Tôi đã gắn bó với Công ty được 19 năm. Nhiều năm trước, nhờ giá mủ cao nên thu nhập của chúng tôi cũng tăng. Nhưng gần đây, giá mủ xuống thấp khiến thu nhập của chúng tôi giảm sút. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng tôi bỏ vườn cây. Trong khó khăn hiện nay, công nhân chúng tôi xác định càng có trách nhiệm gắn bó với vườn cây, cố gắng hoàn thành vượt định mức”. Cùng suy nghĩ, công nhân Rơ Châm An (làng Ếch, xã Ia Khai, huyện Ia Grai) bày tỏ: “Làm công nhân cao su  kết hợp làm thêm kinh tế phụ, gia đình mình đã xây được căn nhà khang trang trị giá gần 1 tỷ đồng. Hiện nay, trong khó khăn chung, công nhân chúng tôi phải có trách nhiệm chia sẻ với đơn vị”. 
Bên cạnh việc ổn định sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống người lao động, Công ty 715 cũng đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng-an ninh kết hợp với phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn đứng chân. Theo đó, Công ty đã triển khai hiệu quả mô hình hộ công nhân người Kinh gắn kết, giúp đỡ hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Đến nay, Công ty đã xây dựng được 450 cặp hộ kết nghĩa, bước đầu giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm để nâng cao hiệu quả sản xuất.  Ngoài ra, hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, hàng năm, Công ty luôn dành ra hàng trăm triệu đồng và hàng ngàn ngày công để phối hợp cùng chính quyền địa phương làm đường giao thông, các công trình công cộng phục vụ dân sinh, từ thiện xã hội…
Nỗ lực của Công ty 715 đã góp phần xây dựng vùng biên giới ngày càng phát triển về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng-an ninh. Ghi nhận thành tích đó, trước thềm năm mới 2019, Công ty đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì.  
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null