Công trình thủy lợi Ia Mlah: Nước mát cho "vùng đất khát"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO) Krông Pa là một huyện nghèo của tỉnh Gia Lai. Đời sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với những cây trồng ngắn ngày như: mì, bắp, lúa, mía, rau màu. Từ khi công trình thủy lợi Ia Mlah được đưa vào sử dụng với hệ thống kênh mương ngày càng hoàn thiện, hàng ngàn héc ta cây trồng ở “vùng đất khát” này đã được tưới mát, giúp người dân mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập.

Thi công kênh mương thủy lợi Ia Mlah. Ảnh: Đức Thụy
Thi công kênh mương thủy lợi Ia Mlah. Ảnh: Đức Thụy

Hồ chứa Ia Mlah (huyện Krông Pa) là công trình thủy lợi cấp 3, được khởi công xây dựng năm 2004, chặn dòng năm 2007. Hồ  có dung tích hơn 54,1 triệu m3, dung tích hữu ích hơn 48,6 triệu m3 nước, diện tích tưới theo thiết kế là 5.150 ha. Lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính xã Ia Mlah và xã Đất Bằng. Khu hưởng lợi nằm ở hai bên sông Ia Mlah, từ công trình đầu mối đến sông Ba thuộc địa phận các xã Ia Mlah, Đất Bằng, Chư Gu, Chư Ngọc, Phú Cần và thị trấn Phú Túc. Hệ thống kênh chính dài 17,5 km, năng lực tải nước 4,13 m3/s; kênh cấp I dài 59,1 km. Công trình thủy lợi Ia Mlah được Ban Quản lý Dự án Thủy lợi 8 (Bộ Nông nghiệp và PTNT) giao cho Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai quản lý từ ngày 24-9-2008.

Sau khi đưa vào sử dụng, hồ chứa nước Ia Mlah đã góp phần quan trọng trong việc điều tiết lũ cho vùng hạ lưu sông Ia Mlah, sông Ba và đảm bảo nguồn nước tưới cho hàng ngàn héc ta lúa, hoa màu, cây công nghiệp của huyện Krông Pa. Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa-cho biết: Những năm qua, huyện đã khai thác tốt các công trình thủy lợi để mở rộng diện tích lúa nước trên địa bàn. Trong đó, công trình thủy lợi Ia Mlah được đưa vào sử dụng và đầu tư thêm hệ thống kênh mương đã giúp sản xuất nông nghiệp của huyện không còn phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời. Diện tích lúa nước theo đó đã tăng lên và người dân chủ động trong việc sản xuất, lựa chọn cây trồng để phát triển kinh tế.

Cũng theo ông Duyên, công trình thủy lợi Ia Mlah được đưa vào sử dụng từ năm 2010 với năng lực tưới ban đầu chỉ 1.000 ha (150 ha lúa nước và 850 ha cây ngắn ngày khác). Khi đó, hệ thống kênh mương chỉ khoảng 30 km, hầu hết là tuyến kênh chính nên chưa phát huy được hiệu quả. Vì vậy, từ các nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ, ngân sách tỉnh, Dự án ADB hạ tầng nông thôn và ngân sách địa phương, hệ thống kênh mương nhánh, kênh mương nội đồng đã được đầu tư xây dựng thêm. Nhờ đó, đến nay, tổng chiều dài kênh mương được nâng lên 144,9 km với năng lực tưới hơn 2.663 ha cây trồng các loại (hơn 530 ha lúa nước, còn lại là các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác). Ngoài ra, công trình còn cung ứng nước sinh hoạt cho khoảng 4.000 hộ dân với hơn 20.000 khẩu. Vùng tưới của công trình được mở rộng đến các xã Đất Bằng, Ia Mlah, Phú Cần, Chư Ngọc, Chư Gu và thị trấn Phú Túc.

Trước khi có công trình thủy lợi Ia Mlah, nông dân trên địa bàn huyện Krông Pa sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa. Từ khi công trình được đưa vào sử dụng, người dân nơi đây vô cùng phấn khởi vì đã chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất, trong đó có việc trồng lúa nước 2 vụ. Ông Lê Văn Thoát-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Phú Túc-vui vẻ nói: Cả cánh đồng của thị trấn khoảng 700 ha nhưng trước kia người dân sản xuất cây mì, cây mía và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước mưa. Năm nào mưa thuận gió hòa thì được mùa, còn không thì bị hạn hán, sản xuất rất khó khăn. Nay có hệ thống kênh mương thủy lợi chảy qua đã giúp người dân chủ động sản xuất lúa nước 2 vụ và đưa các loại cây mới vào trồng, như: dưa hấu, thuốc lá, rau củ quả các loại… cho năng suất cao hơn 1,5-2 lần so với trước. “Gia đình tôi cũng có hơn 10 ha đất tại khu vực này. Trong đó, tôi trồng 7,5 ha mía, 1 ha mì, 1 ha điều và còn lại đào ao nuôi cá. Nhờ có nguồn nước thuận lợi, tôi có thể tưới cho các loại cây trồng, năng suất rất ổn định, hiệu quả kinh tế cao”-ông Thoát cho biết.

Còn anh Ksor Kni (buôn Bát, xã Chư Gu) cho hay: “Trước đây, người dân sản xuất bằng nguồn nước từ trạm bơm Chư Gu nhưng không ổn định. Giờ thì nước đã về tới tận ruộng, bà con phấn khởi vô cùng. Nhà tôi có hơn 4 sào ruộng, ngày trước chỉ trông chờ vào hạt mưa nên trung bình mỗi năm chỉ thu được hơn 1 tấn lúa. Từ khi có nước công trình thủy lợi Ia Mlah về, tôi đã làm được lúa nước 2 vụ, mỗi năm thu 4-5 tấn lúa”.

Ngoài công trình thủy lợi Ia Mlah, trên địa bàn huyện Krông Pa còn có 8 công trình thủy lợi gồm: 3 hồ chứa (Ia Hdreh, Chư Gu và Phú Cần), 4 đập dâng (Ia Rsai, buôn Ma Jai, Uar và Ea Uar) và 1 trạm bơm điện (Ia Rmok) nằm trên địa bàn 7 xã (xã Ia Rmok, Phú Cần, Ia Rsai, Đất Bằng, Uar, Chư Drăng, Chư Gu) có tổng diện tích tưới theo năng lực thiết kế là 1.565 ha (1.085 ha lúa và 480 ha cây công nghiệp ngắn ngày). Có nguồn nước, nhiều nông dân đã tổ chức sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích trước đây bỏ hoang hoặc canh tác kém hiệu quả do thường xuyên thiếu nước tưới trầm trọng. Bên cạnh đó, người dân còn phát triển thêm nghề nuôi trồng thủy sản... “Tuy nhiên, hiện nay, công trình mới chỉ phục vụ tưới cho hơn 50% diện tích theo năng lực thiết kế. Bởi vậy, cần tiếp tục đầu tư triển khai các dự án liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống kênh mương nội đồng và các trạm bơm để phát huy hiệu quả của công trình hồ chứa nước Ia Mlah”-ông Đinh Xuân Duyên nhấn mạnh.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm