Công tác dân vận góp phần bảo đảm an ninh trật tự

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội gắn với cụ thể hóa nhiệm vụ chính trị, chương trình công tác của cơ quan.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, ban ngành tăng cường bám sát địa bàn, tham mưu cấp ủy, chính quyền các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, an ninh biên giới; đấu tranh, ngăn chặn hoạt động móc nối, phục hồi FULRO, “Tin lành Đê ga”.

Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

Quán triệt quan điểm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tình hình mới, hàng năm, Ban Dân vận Tỉnh ủy ký kết chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành của tỉnh (Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh...) về triển khai công tác dân vận, vận động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đồng thời, xây dựng, củng cố lực lượng nòng cốt và các tổ chức tự quản của quần chúng tham gia bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở; xây dựng và phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, lực lượng cốt cán phong trào trong các tôn giáo.

Hệ thống dân vận các cấp phối hợp đẩy mạnh công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng-chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; đấu tranh, ngăn chặn hoạt động phục hồi FULRO, “Tin lành Đê ga”, vượt biên. Ban dân vận cấp huyện phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng, củng cố, phát huy hiệu quả hoạt động của 77 mô hình và 2.713 tổ chức quần chúng tự quản về an ninh trật tự với gần 30 ngàn lượt người dân tham gia; xây dựng, phát huy 76 mô hình tập thể và 34 cá nhân điển hình “Dân vận khéo” về lĩnh vực quốc phòng-an ninh, góp phần ngăn chặn hiệu quả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; đề xuất cấp ủy, chính quyền xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc phức tạp ở cơ sở.

Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia Grai giúp người dân thu hoạch lúa. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia Grai giúp người dân thu hoạch lúa. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền các cấp triển khai thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh của địa phương. Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, tăng cường niềm tin của người dân đối với các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp. Công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với người dân được chú trọng. Năm 2023, toàn tỉnh đã tiếp 2.743 lượt công dân đến phản ánh, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị (giảm 215 lượt so với năm 2022) gồm: Tiếp công dân thường xuyên 1.339 lượt; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh và UBND các cấp tiếp công dân định kỳ và đột xuất 1.404 lượt. Qua đối thoại, nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc mà người dân quan tâm đã được lắng nghe và giải quyết kịp thời, nhận được sự đồng tình cao. Công tác cải cách hành chính được quan tâm triển khai thực hiện; hướng dẫn cụ thể, rút ngắn thời gian giải quyết. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 94,94% trên tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trên hệ thống.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), các cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”… nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động triển khai ngày càng đi vào thực chất và đạt được kết quả khả quan. Thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Nội dung, chất lượng giám sát đã có chiều sâu, tập trung vào các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và người dân.

Ban Dân vận Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp xây dựng kế hoạch đề nghị phân công 17 đơn vị quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng và Quân khu 5 đứng chân trên địa bàn tỉnh đảm nhận làm công tác dân vận, gắn với tham gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 tại 74 xã, phường, thị trấn thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố. Trên cơ sở đó, các đơn vị đã tích cực phối hợp với địa phương tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và nhiệm vụ chính trị của địa phương; tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trên địa bàn; phối hợp đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Các đơn vị quân đội tích cực tham gia giúp địa phương xây dựng NTM đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Quân đoàn 3, Sư đoàn Bộ binh 2 (Quân khu 5) đã triển khai nhiều đợt ra quân phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương giúp dân khai hoang làm lúa nước; di dời, xây dựng nhà ở, dựng hàng rào, sửa chữa đường giao thông, kênh mương cho các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Quân đoàn 3 giúp địa phương hơn 2.000 ngày công lao động xây dựng công trình đường giao thông từ tỉnh lộ 666 đến làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang. Binh đoàn 15, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh... có nhiều công trình, phần việc ý nghĩa khác. Những việc làm này đã tạo chuyển biến rõ nét trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần đưa kinh tế-xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, quốc phòng-an ninh được giữ vững, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.

Cùng với đó, các đơn vị lực lượng vũ trang còn phối hợp với Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh, các đơn vị liên quan tham mưu tổ chức tốt công tác ngoại giao nhân dân, trao đổi đoàn và thực hiện tốt các nội dung Bản ghi nhớ giữa tỉnh Gia Lai với tỉnh Champasak (Lào), tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia)... Các hoạt động này đã góp phần tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campuchia, phối hợp trao đổi tình hình liên quan đến an ninh trật tự, quản lý, bảo vệ biên giới và đấu tranh ngăn chặn hoạt động xuất-nhập cảnh trái phép, phòng-chống buôn lậu qua biên giới, đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác dân vận

Trong công tác dân vận, xây dựng thế trận lòng dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội hiện nay có những vấn đề cần tiếp tục quan tâm. Cụ thể, công tác phối hợp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có lúc, có thời điểm chưa đồng bộ. Công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh chưa nhiều, cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền để tạo sức lan tỏa và nhân rộng ở các địa bàn, khu dân cư.

Bên cạnh đó, việc giải quyết một số vụ việc liên quan đến vấn đề an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, tranh chấp đất đai có nơi vẫn còn chậm. Công tác nắm bắt, phản ánh tình hình đoàn viên, hội viên và Nhân dân của cơ quan, đơn vị, địa phương cơ sở có lúc chưa kịp thời. Ngoài ra, một số địa phương, cơ quan, ban ngành chưa phát huy tốt vai trò của già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc, chức việc trong các tổ chức tôn giáo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, nhất là trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc...

Để thực hiện có hiệu quả công tác dân vận góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong thời gian tới, các địa phương, đơn vị cần tiếp tục phối hợp với các ban, ngành và lực lượng vũ trang quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nâng cao vai trò, trách nhiệm của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác dân vận, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh, tố giác tội phạm, chống xâm nhập, vượt biên, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh; phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo và chính sách hậu phương quân đội. Tham mưu cấp ủy, chính quyền nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, tập trung xử lý kịp thời và dứt điểm các vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, các vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài, không để xảy ra “điểm nóng” về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

(GLO)- Sáng 28-10, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (1/11/1949-1/11/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

(GLO)- Với phẩm chất kiên trung, bất khuất, các cựu tù chính trị yêu nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn là tấm gương sáng để truyền lửa cách mạng cho thế hệ trẻ. Và, Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh là nơi gắn kết nghĩa tình, tích cực chăm lo đời sống hội viên.

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

(GLO)- Chiều 9-10, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- 

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại Hội nghị giao ban công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. 

Đak Đoa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

Đak Đoa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

(GLO)- Công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Đảng bộ huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.