Còn với non sông một chữ tình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa xuất bản cuốn sách Còn với non sông một chữ tình của GSTS - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông, nhà văn Trình Quang Phú (tức Trình Tư Cảnh, bút danh Hồng Phú, Hồng Thanh).

Ông Lê Quang Trang-Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh nhận định: “Nhà văn Trình Quang Phú là cây bút từng có những tác phẩm trên báo chí văn nghệ, văn đàn từ gần 50 năm trước, trong đó đặc sắc hơn cả là những tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về cuộc sống chiến đấu của đồng bào miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Là người con của miền Nam tập kết ra Bắc học tập và trưởng thành, từ khi còn trẻ, anh đã có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận với cuộc sống và thực tiễn đất nước để thể hiện thành những trang văn, trang báo. Sau này là nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, anh cũng đồng thời là giáo sư - tiến sĩ hoạt động trên nhiều lĩnh vực”.

 

 

Cuốn sách Còn với non sông một chữ tình dày hơn 300 trang, viết dưới dạng ký, hồi ức kể về những kỷ niệm sâu sắc của tác giả với những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, những nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp; luật sư Nguyễn Hữu Thọ; nhà thơ, nhà báo, nhà ngoại giao Xuân Thủy; Viện sĩ - bác sĩ Dương Quang Trung; nhà giáo Dương Văn Diêu; Giáo sư - Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng…

Bằng văn phong chân thành, giản dị và năng lực quan sát, cảm nhận tinh tế, tác giả đã viết bằng tiếng nói của chính trái tim mình, đem lại cho người đọc cảm xúc mạnh mẽ để khi cuốn sách khép lại, ai cũng thấm thía một chữ tình sâu sắc… Nét độc đáo của tác phẩm là cung cấp cho người đọc những thông tin mới và những tư liệu quý lần đầu tiên được công bố, nhờ đó tạo nên sự hấp dẫn.

Trong câu chuyện kể về kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tác giả nhớ lại: “Năm 1972, trong một lần cùng luật sư Nguyễn Hữu Thọ đến thăm Đại tướng, nghe Đại tướng hỏi luật sư: “Anh lo gì nhất khi miền Nam được giải phóng?” Luật sư đáp: “Tôi lo nhất là đội ngũ cán bộ quản lý chính quyền. Mới hôm qua họ là người cầm súng, liệu có quen được không?”. Đại tướng gật đầu: “Tôi cũng nghĩ như anh, chúng ta phải đào tạo và cái cuối cùng vẫn là nhờ dân quản lý, có dân là có tất cả, làm sao để đảm bảo phát huy dân chủ. Tôi sẽ căn dặn các đơn vị ngay từ bây giờ”.

Kể về kỷ niệm với nhà thơ Xuân Diệu trong chuyến đi thực tế viết văn ở Trà Cổ, Xuân Diệu viết tặng tác giả bài thơ Trên bãi biển Trà Cổ có đoạn viết: Chia cho em nửa trời/Chia nửa vời biển cả/Còn một trái tim người/Anh tặng em tất cả.

Còn với bài Một thoáng Lưu Trọng Lư, tác giả được nhà văn Nguyễn Tuân kể cho nghe về mối tình đầu, về “tiếng sét ái tình” cửa Lưu Trọng Lư khi yêu nàng bác sĩ nha khoa Phùng Thị Cúc, hoa khôi Trường Đồng Khánh xứ Huế. Sau này nàng sang Pháp lấy chồng và mang họ chồng nên có tên mới là Điềm Phùng Thị. Về sau hỏi Lưu Trọng Lư về mối tình này, ông lắc đầu: “Có chi mô, chỉ là tình trong mộng”. Rồi ông nói thêm: “Nhưng là mối tình theo mình gần suốt cuộc đời”.

Với nhà văn, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý, tác giả khắc họa hình ảnh yêu nước cháy bỏng của một nữ nhà văn đã gửi lại đứa con nhỏ hơn 1 tuổi cho mẹ để vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Với Dương Thị Xuân Quý: “Chiến trường máu lửa mới là nơi sức trẻ phải xông pha. Bây giờ với Quý không chỉ là lý tưởng, là yêu cầu cống hiến mà còn là máu thịt, là tình yêu…”.

Đọc xong tác phẩm Còn với non sông một chữ tình, mỗi người tự thấy mình phải sống có trách nhiệm với dân, với nước hơn và luôn tâm niệm: dù có trải qua bao thăng trầm cuộc sống và những bon chen, thực dụng tầm thường thì hãy nên sống với nhau bằng một chữ tình trọn vẹn nhất.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.