Côn Đảo – Từ địa ngục tới thiên đường: Du lịch tâm linh và sinh thái

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từ những năm 2000 trở về trước, Côn Đảo rất ít khách du lịch bởi phương tiện giao thông còn khó khăn, các đoàn tới thăm Côn Đảo chủ yếu là cán bộ đi công tác hay những cựu tù năm xưa về thăm lại “Địa ngục trần gian một thuở”- Từ khi giao thông thuận lợi, du khách tới thăm Côn Đảo tăng nhanh từng mùa.
“Du lịch tâm linh và trở về nguồn cội”
Trong những di tích lịch sử cách mạng luôn được du khách ghé thăm khi tới Côn Đảo là mộ của nữ Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu. Chị Sáu quê ở Đất Đỏ (Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), năm 1947 khi mới 14 tuổi, chị Sáu trở thành chiến sĩ trinh sát của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Tết Canh Dần năm 1950, trong một lần ném lựu đạn tiêu diệt bọn ác ôn, chị Sáu đã bị giặc bắt và tuyên án tử hình. Vì chị Sáu chưa tới tuổi thành niên, để né dư luận, giặc Pháp đã đưa chị Sáu ra Côn Đảo để hành quyết. Ngày 23/1/1952 chị Sáu bị giặc đưa ra pháp trường. Trước họng súng của kẻ thù, chị đã cương quyết không cho kẻ thù bịt mắt và cất cao tiếng hát với bài Tiến quân ca. Khi giặc nổ súng, chị Sáu hô vang “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm”.
 
Khách du lịch tới viếng mộ chị Võ Thị Sáu tại Côn Đảo
Khách du lịch tới viếng mộ chị Võ Thị Sáu tại Côn Đảo
Tấm gương anh dũng của chị Võ Thị Sáu truyền cảm hứng đến những người tù Côn Đảo. Họ đã tìm cách để xây mộ và lập bia cho chị. Nhưng mỗi lần lập bia, bọn cai ngục lại cho người đập phá. Nhưng chỉ mấy hôm lại có tấm bia mới trên mộ chị. Nhiều lời đồn cho rằng chị Sáu chết trẻ nên rất linh thiêng, ai phá mộ chị sẽ bị chị sẽ bị trừng trị. Lời đồn này cùng những sự kiện ngẫu nhiên khiến ngôi mộ chị Sáu càng linh thiêng. Năm 1964, Chúa đảo mới là Tư Tăng dù không dám trái lệnh trên nhưng vì sợ sự linh thiêng của chị Sáu, Tư Tăng lén đặt làm một tấm bia trong đất liền, ghi tên chị Sáu rồi nửa đêm đặt trên mộ. Rồi một lần khi hoà giải 2 tên lính kiện nhau, Tư Tăng đã hỏi: ‘Có dám thề trước mộ cô Sáu không?”. Và một tên lính đã hoảng hốt, vội quỳ xuống xin nhận tội.
Khi du lịch Côn Đảo phát triển, rất nhiều người đến Côn Đảo đều tới viếng chị Võ Thị Sáu để cầu nguyện cuộc sống gia đình được bình an, khoẻ mạnh, công việc hanh thông. Đồ lễ viếng chị Võ Thị Sáu là những vật dụng mà người con gái trẻ thích như gương lược, trâm cài tóc, son phấn, hoa, áo dài… Nhu cầu viếng chị Sáu nhiều đến mức cả Côn Đảo có hàng trăm gian hàng làm và bán đồ cúng lễ.
Không chỉ viếng thăm chị Sáu, những du khách tới đây còn tới thăm mộ của nhà chí sỹ yêu nước Nguyễn An Ninh, người cộng sản trung kiên Lê Hồng Phong hay đi thắp nhang cho hàng ngàn liệt sỹ đã hy sinh tại Côn Đảo. Một nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng mới hình thành tại Côn Đảo trong những năm gần đây là cứ vào buổi tối, nghĩa trang Hàng Dương lại đông nghịt người viếng thăm.
Rồi ngoài nghĩa trang Hàng Dương, du khách còn tới thăm hệ thống nhà tù có quy mô nhất Việt Nam để nghe giới thiệu về “địa ngục trần gian” cũng như xem lại những nơi từng giam giữ hành hạ những người cách mạng yêu nước. Gần 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, dấu tích của “địa ngục trần gian” ngày nào vẫn còn đấy. Nó luôn nhắc nhở du khách không bao giờ được lãng quên những tội ác ghê rợn mà thực dân Pháp và chế độ Mỹ- Ngụy đã gây ra cho đồng bào ta suốt 113 năm. Nhưng nó lại vừa như một tượng đài để mọi người thêm hiểu, thêm cảm phục những chiến sĩ cách mạng, những người yêu nước đã lấy máu xương mình dệt nên truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất trước cường quyền và bạo lực kẻ thù.
Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
 
Được xem những chú rùa mới nở chạy về biển luôn tạo sự thích thú với du khách
Được xem những chú rùa mới nở chạy về biển luôn tạo sự thích thú với du khách
Tại Côn Đảo không chỉ có di tích và nghĩa trang mà còn có những bãi biển xanh ngát đầy thơ mộng cùng những khu rừng nguyên sinh thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo. Sự cách ly về đại lý với đất liền tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái, giúp cho Côn Đảo có nhiều sinh vật quý hiếm ít có ở đất liền. Chính vì thế, những người giữ Vườn quốc gia đã xây dựng những tua du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của Côn Đảo như tua xem rùa đẻ trứng và thả rùa con về biển, tua xem cua xe tăng- Loài cua cạn lớn nhất tại Việt Nam, tua lặn xem các sinh vật biển độc đáo của khu rừng ngập mặn…
Ông Lê Văn Thành - Một tình nguyện viên thường đưa du khách đi tua xem rùa biển đẻ trứng cho biết, mùa đẻ trứng của rùa biển là từ tháng 4 cho tới tháng 9 hằng năm, trong đó cao điểm là tháng 6 đến tháng 8. Nơi rùa thường chọn để đẻ trứng là các bãi cát hòn Bảy Cạnh. Theo tua, du khách cần phải đi từ lúc 3 giờ chiều và ở lại tới khuya trên hòn Bảy Cạnh. Cứ chập choạng tối, rùa sẽ lên bãi tìm chỗ đẻ, du khách có thể núp sau những tảng đá và bụi cây xem rùa đào lỗ rồi đẻ trứng và nghe các hướng dẫn viên nói về đời sống, thức ăn, thói quen sinh hoạt và vòng đời của rùa biển. Du khách còn có thể được cầm những quả trứng rùa trong tay, giúp các kiểm lâm đưa trứng vào bãi ấp để trứng nở thành rùa con. Theo ông Thành, tham gia những tua như thế này du khách rất thích thú bởi họ được tận mắt chứng kiến và hiểu biết hơn về cuộc sống sinh sản của loài rùa biển, loài sinh vật đang có tên trong sách Đỏ.
Anh Hoàng Văn Trung- Cán bộ Phòng du lịch sinh thái thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết đây là những tua mang ý nghĩa rất lớn cho công tác gìn giữ và bảo vệ môi trường. Bởi có hiểu về đời sống của các sinh vật cũng như thấy được vẻ đẹp của chúng, du khách mới hiểu ý nghĩa của một môi trường bền vững. “Thông qua các tua du lịch của chúng tôi, rất nhiều hoạt động giáo dục bảo tồn biển đã được thực hiện với học sinh, người dân và du khách nhằm thay đổi thái độ và kêu gọi cùng hành động bảo tồn biển”- Anh Trung nói.
Không chỉ là một trong những điểm Du lịch tâm linh lớn của cả nước, Côn Đảo còn được nhiều tạp chí nước ngoài đánh giá cao. Thời báo New York Times xếp Côn Đảo nằm trong danh sách 52 điểm đến của năm 2021. Tạp chí Travel & Leisure bình chọn Côn Đảo nằm trong danh sách “Những nơi có nước trong xanh nhất thế giới” năm 2020. Tạp chí Lonely Planet bình chọn Côn Đảo là điểm đến “Top 10 những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á” trong các năm 2016- 2017. Hãng tin CNN của Mỹ cũng bình chọn Côn Đảo là một trong 12 đảo bình yên nhất châu Á vào năm 2017.
The Trọng Thịnh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.