Coi thường "thần chết"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nỗi lo lắng nhất cuối cùng cũng xảy ra: Hàng loạt ca mắc Covid-19 đã lây lan trong cộng đồng. Nguy hiểm hơn là trong tình hình hiện nay, nhiều biến chủng của SARS-CoV-2 đã có mặt ở Việt Nam.

Dù muốn hay không cũng phải thừa nhận sau hơn 1 tháng không có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, nhiều người đã rất chủ quan với dịch Covid-19 nguy hiểm đang hoành hành này. Trước kỳ nghỉ lễ dài ngày, trong cộng đồng đã có ca mắc Covid-19 mới, các cơ quan chức năng của cả trung ương và địa phương liên tục cảnh báo nhưng rất đông người dân không nêu cao cảnh giác. Hãy nhìn các bãi biển ở những khu du lịch từ Nam chí Bắc mà hoảng sợ. Người người chen nhau nhưng không mấy người đeo khẩu trang. Quán ăn, nhà hàng cũng vậy, sử dụng chung đồ dùng và tất nhiên cũng không thể nào đeo khẩu trang. Còn vấn đề khử khuẩn, giữ khoảng cách thì khỏi phải nói đến, bởi chen nhau mà đi thì còn gì là khoảng cách. Sự chủ quan quá nguy hiểm này để lại nỗi lo rất lớn sau kỳ nghỉ lễ và chúng ta chỉ mong đừng xảy ra tình huống xấu nhất.

Còn các cơ quan chức năng thì sao? Cách đây 2 ngày, trong khi Hà Nội đã phát hiện ca mắc Covid-19 nhưng lãnh đạo TP không liên lạc được với lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội). Cụ thể, tại cuộc họp vào chiều 30-4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội - bức xúc: "Liên hệ với anh (lãnh đạo CDC Hà Nội) rất khó. Lúc "dầu sôi lửa bỏng" thế này mà không gọi được. Thấy có cuộc gọi nhỡ không gọi lại. Rất là lạ!".

Mất cảnh giác với dịch bệnh thì sẽ trả giá đắt. Bài học này chúng ta từng trải qua rất vất vả khi đợt dịch lần thứ 2 bùng phát liên quan đến các ca mắc Covid-19 nhập cảnh nhưng không khai báo y tế và đi du lịch, tiếp xúc rất nhiều người. Còn hiện nay, trong lúc cả xã hội đang lo lắng cho đợt dịch kế tiếp thì hàng vạn người vẫn vô tư tụ tập dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, Bộ Y tế liên tục nhắn tin cho từng người.

Hãy nhìn những quốc gia xung quanh đang lao đao chống dịch Covid-19 để thấy chúng ta đang may mắn ra sao khi tạm khống chế được. Nhiều nước đã vỡ trận, đồng nghĩa cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào.

Chúng ta đã thành công vượt qua các đợt dịch Covid-19 và khống chế số người mắc và số ca tử vong ở mức thấp nhất có thể. Sự thành công này là kết quả của bao nỗ lực từ những lãnh đạo cao nhất cho đến từng người dân và không dám lơi lỏng. Tự ý thức phòng ngừa dịch bệnh không phải là chuyện quá sức của mỗi người nên không cho phép vì bất cứ lý do gì mà có thể lơ là. Giữ an toàn cho cộng đồng cũng là giữ an toàn cho bản thân, gia đình mỗi người.

 

Theo Hiếu Nghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.