Có nên coi xăng như… rượu để nhất nhất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 10%?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài mức thuế bảo vệ môi trường kịch khung 4.000 đồng/lít, trong giá xăng còn có 10% thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế dùng để “đánh” vào những mặt hàng xa xỉ hoặc hạn chế tiêu dùng như rượu bia, thuốc lá, du thuyền...

 
Cứ mỗi 100 đồng đổ xăng, người dân đang
Cứ mỗi 100 đồng đổ xăng, người dân đang "chịu" 38 đồng thuế phí, trong đó có cả thuế tiêu thụ đặc biệt vốn chỉ đánh vào những loại hàng hoá xa xỉ hoặc hạn chế sử dụng như bia rượu. Ảnh: Ngọc Lê
Xăng RON 95 hôm qua (21.2) đã được “điều chỉnh” tăng 965 đồng/lít để tạo nên một mức giá cao nhất trong lịch sử: 26.285 đồng/lít. Kỳ điều hành chiều qua cũng là lần tăng thứ 5 liên tiếp và là đợt tăng thứ 4 trong năm 2022.
Giá xăng dầu thế giới trong 10 ngày qua đã tăng gần 6%, giá trong nước lập... kỷ lục - dù không ai mong muốn, nhưng cũng là logic thôi.
Nhưng với việc giá xăng dầu tăng khủng khiếp đang tạo ra sức ép chi phí rất lớn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế. Ngay cả các gói phục hồi kinh tế nữa, việc giá nhiên liệu cao kỷ lục chắc chắn ảnh hưởng đến hiệu quả... khi đồng nghĩa với nó là chỉ số giá tiêu dùng cũng sẽ bị đẩy lên cao.
Nhìn trong cơ cấu giá xăng, ngoài mức thuế bảo vệ môi trường kịch khung 4.000 đồng, vẫn còn 10% thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thật ra là rất không có lý.
Trên lý thuyết kinh tế, thuế TTĐB đánh vào những loại hàng hoá xa xỉ phẩm (nhằm điều tiết thu nhập dân cư), hoặc những loại hàng hoá không khuyến khích tiêu dùng nhưng không thể cấm, chẳng hạn du thuyền, điều hoà nhiệt độ, rượu bia, thuốc lá...
Nhưng xăng có phải là xa xỉ phẩm không? Có phải là loại hàng hoá hạn chế tiêu dùng không?!
Hỏi! Đã là trả lời.
Xăng, không những không phải là xa xỉ phẩm mà đối với nền kinh tế, nó thiết yếu đến mức độ người ta so sánh với máu của cơ thể.
Chúng ta đang nhãn tiền chứng kiến tác động của giá xăng dầu lên CPI, lên chi phí, lên đầu vào của cả nền kinh tế.
Một mặt hàng thiết yếu, quyết định giá bán, được sử dụng cho nhu cầu của nền kinh tế, một trong những yếu tố tạo nên sự cạnh tranh của hàng hoá và quyết định toàn bộ nền kinh tế mà lại đánh thuế TTĐB, chẳng những không có lý mà còn đi ngược lại bản chất cũng như mục đích của loại thuế này.
Gói phục hồi kinh tế vừa được công bố như một nỗ lực từ Quốc hội, từ Chính phủ để tạo điều kiện cho những nỗ lực giúp doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong gói phục hồi kinh tế ấy, có cả những biện pháp hỗ trợ thuế phí.
Có lẽ, đã đến lúc nên tính toán lại sự tồn tại của thuế TTĐB trong xăng.
Không chỉ để hạ nhiệt chi phí, mà còn đảm bảo nguyên tắc lợi ích trong lưu thông xăng dầu.
Rất không có lý nếu giá xăng dầu phá vỡ mọi kỷ lục mà doanh nghiệp xăng dầu vẫn được trích đủ lợi nhuận định mức, nhà nước vẫn thu thuế không thiếu xu nào.
Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

null