Cô giáo và học trò làm mặt nạ dưỡng da từ rau má, diếp cá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tận dụng những dược tính hữu ích của rau má và diếp cá, cô Trương Thị Bích Liên, giáo viên Trường THPT Vị Thanh (Hậu Giang), cùng các học trò của mình làm ra mặt nạ dưỡng da.

Sản phẩm mặt nạ dưỡng da là tâm huyết của cô Trương Thị Bích Liên (dạy tiếng Anh) và 3 học sinh lớp 11A10 Trường THPT Vị Thanh, gồm: Lê Ngọc Ngân, Lê Nguyễn Gia Linh, Phạm Nguyễn Khánh Băng. Việc hiện thực hóa ý tưởng đối với các cô trò là một quá trình dài. Ngoài việc thường xuyên thử nghiệm tại trường, cô Liên còn tìm nhiều tài liệu để đọc và nghiên cứu; đồng thời thực hiện nhiều chuyến đi TP.Cần Thơ để tham khảo ý kiến của các giảng viên, nghiên cứu sinh ngành sinh hóa.

Cô Liên và các học sinh thực hiện công đoạn phối trộn nguyên liệu. Ảnh: Thanh Duy

Cô Liên và các học sinh thực hiện công đoạn phối trộn nguyên liệu. Ảnh: Thanh Duy

Cô Liên cho biết theo y học, rau má và rau diếp cá lành tính, có nhiều thành phần hóa học có công dụng tốt cho da. Ưu điểm của rau má là tăng cường collagen, giúp chữa lành vết thương, sẹo, bỏng. Trong khi đó, rau diếp cá có giá trị trong ngăn tia UV, làm mờ thâm, xóa nám và tàn nhang hiệu quả. Đó là lý do khiến cô nghĩ đến việc kết hợp 2 thành phần này lại để làm mặt nạ dưỡng da. Sản phẩm "2 trong 1" hướng đến mục tiêu giúp làn da dịu mát, thư giãn, khỏe khoắn hơn.

Theo cô Liên, rau má và diếp cá dễ tìm vì được trồng rất nhiều nơi. Song với sản phẩm làm đẹp, cô cẩn trọng lựa chọn nguyên liệu với những tiêu chí cụ thể. Đó là không dùng phân bón hóa học, chỉ trồng hữu cơ để đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn. Sản phẩm cũng không dùng chất tạo mùi, tạo màu, hoàn toàn thuần khiết thiên nhiên. Nhóm có sử dụng thêm thành phần phụ là dầu quả bơ, chiết xuất nha đam.

Mỗi công đoạn thực hiện đều có những lưu ý riêng. Chẳng hạn, khâu làm khô rau má và diếp cá thì chọn cách sấy lạnh thay vì phơi nắng. Bởi rau không khô thì không thể làm bột, còn khô vượt ngưỡng sẽ làm mất màu và dược chất vốn có. Mỗi loại rau xay nhuyễn, lọc bột qua rây và tiến hành chưng cất riêng trong bình thủy tinh. Công đoạn vất vả tìm kết quả tối ưu là sử dụng tỷ lệ thành phần rau diếp cá và rau má làm sao cho phù hợp, để tạo ra một hỗn hợp cân bằng, hài hòa, tốt cho da. Điều này thì cô Liên từ chối tiết lộ, vì được xem là bí quyết quan trọng dẫn đến sự thành công.

Sản phẩm đã được mang mẫu đi kiểm nghiệm và được Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tại TP.Cần Thơ kết luận đạt tiêu chuẩn TCVN:7391-10:2007. Thời gian bảo quản hơn 30 ngày trong điều kiện thường, do có chất bảo quản mỹ phẩm, dược phẩm được Bộ Y tế cho phép. Nhóm đã thực hiện cuộc khảo sát hơn 300 người là giáo viên và học sinh của trường dùng thử. Những đánh giá tích cực đã giúp cho cô trò có những đơn hàng khả quan từ một số spa trên địa bàn TP.Vị Thanh. Đặc biệt, cô trò càng vui hơn khi mới đây dự án mặt nạ dưỡng da từ rau má và diếp cá đoạt giải nhì cuộc thi Khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang năm 2024.

Thầy Lê Duy Ngọc, Hiệu trưởng Trường THPT Vị Thanh, cho biết bản thân thầy và Ban giám hiệu nhà trường rất vui khi sản phẩm mặt nạ dưỡng da từ rau má và diếp cá của cô Liên và các học sinh đoạt giải cao tại cuộc thi Khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang năm 2024. Đây là thành tích có ý nghĩa, bởi là sự động viên, khích lệ tinh thần khởi nghiệp của giáo viên và học sinh của trường.

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.