Độc đáo: Chàng trai tỉnh Bình Định nhặt thứ cả làng vứt đi rồi "biến" thành đồ dùng không thể thiếu trên bàn ăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mo cau là phế phẩm, là thứ vứt bỏ đi ở các làng quê Việt Nam, thế nhưng chàng trai xứ dừa Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) Nguyễn Sơn Tịnh đã nhặt về rồi “biến” thành những đồ dùng nội trợ an toàn, thân thiện môi trường. Đây chính là 1 trong những cách kiếm tiền độc đáo, thông minh.

Anh Nguyễn Sơn Tịnh (29 tuổi, chàng trai ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Quy Nhơn. Anh Tịnh có nhiều năm bôn ba làm nhân viên thị trường ở TP Đà Nẵng. Quãng thời gian làm việc ở Đà Nẵng giúp Tịnh tích lũy những bài học cũng như kinh nghiệm để chàng trai này trở về quê lập công ty cho riêng mình. Công ty của Tịnh sản xuất và bán một sản phẩm đặc biệt...
Anh Nguyễn Sơn Tịnh (29 tuổi, chàng trai ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Quy Nhơn. Anh Tịnh có nhiều năm bôn ba làm nhân viên thị trường ở TP Đà Nẵng. Quãng thời gian làm việc ở Đà Nẵng giúp Tịnh tích lũy những bài học cũng như kinh nghiệm để chàng trai này trở về quê lập công ty cho riêng mình. Công ty của Tịnh sản xuất và bán một sản phẩm đặc biệt...

Vốn gia đình có xưởng sản xuất xơ dừa, nhiều lần gặp và làm việc với các đối tác nước ngoài, trong đó có lần anh Tịnh tình cờ gặp đối tác người Ấn Độ cho xem sản phẩm làm từ mo cau ở nước họ nên chàng trai nảy sinh ý tưởng cũng làm vật dụng, đồ dùng nhà bếp bằng mo cau. Đây chính là tiền đề cho việc thành lập công ty sau này của anh Tịnh.
Vốn gia đình có xưởng sản xuất xơ dừa, nhiều lần gặp và làm việc với các đối tác nước ngoài, trong đó có lần anh Tịnh tình cờ gặp đối tác người Ấn Độ cho xem sản phẩm làm từ mo cau ở nước họ nên chàng trai nảy sinh ý tưởng cũng làm vật dụng, đồ dùng nhà bếp bằng mo cau. Đây chính là tiền đề cho việc thành lập công ty sau này của anh Tịnh.
Nguồn nguyên liệu mo cau khá đa dạng, dồi dào ở các làng quê Việtt Nam. Từ xưa tới nay, ngoài việc dùng mo cau làm quạt (nhất là ở miền Bắc) trẻ em dùng chơi trò kéo mo cau thì hầu như mo cau chỉ là thứ vứt vạ vứt vật ở xó vườn. Vì Vậy, mo cau là 1 phế phẩm nông nghiệp mà người nông dân thường đốt bỏ chứ không có sử dụng. Lúc đó, Tịnh bắt đầu nuôi ý tưởng biến mo cau thành những vật dụng hữu ích trong sinh hoạt hàng ngày.
Nguồn nguyên liệu mo cau khá đa dạng, dồi dào ở các làng quê Việtt Nam. Từ xưa tới nay, ngoài việc dùng mo cau làm quạt (nhất là ở miền Bắc) trẻ em dùng chơi trò kéo mo cau thì hầu như mo cau chỉ là thứ vứt vạ vứt vật ở xó vườn. Vì Vậy, mo cau là 1 phế phẩm nông nghiệp mà người nông dân thường đốt bỏ chứ không có sử dụng. Lúc đó, Tịnh bắt đầu nuôi ý tưởng biến mo cau thành những vật dụng hữu ích trong sinh hoạt hàng ngày.

Sản phẩm mà Tịnh hướng đến phải thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, Tịnh hy vọng đến một ngày nào đó các đồ dùng nhà bếp, vật dụng sinh hoạt trong gia đình được chế tác từ mo cau sẽ thay thế cho các sản phẩm từ nhựa, xốp,… dùng một lần.
Sản phẩm mà Tịnh hướng đến phải thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, Tịnh hy vọng đến một ngày nào đó các đồ dùng nhà bếp, vật dụng sinh hoạt trong gia đình được chế tác từ mo cau sẽ thay thế cho các sản phẩm từ nhựa, xốp,… dùng một lần.

Anh Tịnh cho hay, các vật dụng, đồ dùng chế tác từ mo cau này khá an toàn cho sức khỏe người sử dụng, có thể tái sử dụng nên giá thành tính ra không cao hơn so với sản phẩm nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, đây là sản phẩm mới, người tiêu dùng chưa biết đến nhiều và chưa có thói quen sử dụng.
Anh Tịnh cho hay, các vật dụng, đồ dùng chế tác từ mo cau này khá an toàn cho sức khỏe người sử dụng, có thể tái sử dụng nên giá thành tính ra không cao hơn so với sản phẩm nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, đây là sản phẩm mới, người tiêu dùng chưa biết đến nhiều và chưa có thói quen sử dụng.

“Khi có nhiều nơi sản xuất mo cau thành đồ gia dụng thì người dân dần dần sẽ thay đổi thói quen. Từ đó, có thể giảm bớt chén nhựa, ly nhựa, hộp xốp dùng một lần đang là vấn nạn đối với môi trường hiện nay mà các nhà khoa học gọi là “ô nhiễm trắng””, anh Nguyễn Sơn Tịnh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nói.
“Khi có nhiều nơi sản xuất mo cau thành đồ gia dụng thì người dân dần dần sẽ thay đổi thói quen. Từ đó, có thể giảm bớt chén nhựa, ly nhựa, hộp xốp dùng một lần đang là vấn nạn đối với môi trường hiện nay mà các nhà khoa học gọi là “ô nhiễm trắng””, anh Nguyễn Sơn Tịnh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nói.

“Tôi tiếp cận sản phẩm đồ gia dụng làm từ mo cau từ giữa năm 2019, đến khi sản xuất ổn định là tháng 2/2020. Vì máy móc phải nhập trực tiếp từ Ấn Độ, khi nhập máy móc về, các công đoạn vận hành máy móc cũng không được hướng dẫn nên tôi phải tự mày mò”, anh Tịnh chia sẻ.
“Tôi tiếp cận sản phẩm đồ gia dụng làm từ mo cau từ giữa năm 2019, đến khi sản xuất ổn định là tháng 2/2020. Vì máy móc phải nhập trực tiếp từ Ấn Độ, khi nhập máy móc về, các công đoạn vận hành máy móc cũng không được hướng dẫn nên tôi phải tự mày mò”, anh Tịnh chia sẻ.

Các sản phẩm được làm từ mo cau như khay, chén, đĩa, muỗng…do cơ sở sản xuất của anh Tịnh đã từng chính thức có mặt ở các thị trường ở TP Quy Nhơn, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh...
Các sản phẩm được làm từ mo cau như khay, chén, đĩa, muỗng…do cơ sở sản xuất của anh Tịnh đã từng chính thức có mặt ở các thị trường ở TP Quy Nhơn, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh...

Những sản phẩm đồ gia dụng làm từ mo cau này bước đầu chào bán thành công ở một số nhà hàng, người mua phản hồi tỏ ra khá hài lòng. Sản phẩm có thể dùng nhiều lần nếu đựng thức ăn khô, thậm chí đựng cả thức ăn nước nhưng sau đó phải rửa sạch, phơi khô. Hiện, các sản phẩm đồ gia dụng làm từ mo cau của Tịnh rất đa dạng với 10 mẫu gồm: khay, dĩa, muỗng…với các kích thước khác nhau. Tịnh cũng đang vận hành làm tô từ mo cau, trong tương lai, anh dự định sản xuất thêm nhiều sản phẩm đồ gia dụng từ mo cau nữa để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Những sản phẩm đồ gia dụng làm từ mo cau này bước đầu chào bán thành công ở một số nhà hàng, người mua phản hồi tỏ ra khá hài lòng. Sản phẩm có thể dùng nhiều lần nếu đựng thức ăn khô, thậm chí đựng cả thức ăn nước nhưng sau đó phải rửa sạch, phơi khô. Hiện, các sản phẩm đồ gia dụng làm từ mo cau của Tịnh rất đa dạng với 10 mẫu gồm: khay, dĩa, muỗng…với các kích thước khác nhau. Tịnh cũng đang vận hành làm tô từ mo cau, trong tương lai, anh dự định sản xuất thêm nhiều sản phẩm đồ gia dụng từ mo cau nữa để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Nguyên liệu mo cau để làm ra các sản phẩm phải đạt yêu cầu không mốc, không rách. Ngày trước, mo cau kích cỡ lớn nhỏ gì Tịnh cũng thu mua. Nhưng bây giờ, khi sản xuất thương mại, tiêu chuẩn là mo cau có bề rộng trên 20cm trở lên mới có giá trị kinh tế hơn. “Khó khăn nhất vẫn là tìm đầu ra cho sản phẩm đồ gia dụng chế tác từ mo cau”, Tịnh nói và cho biết, đang đẩy mạnh một số giải pháp trong đó có tận dụng mạng xã hội để tiêu thụ sản phẩm.
Nguyên liệu mo cau để làm ra các sản phẩm phải đạt yêu cầu không mốc, không rách. Ngày trước, mo cau kích cỡ lớn nhỏ gì Tịnh cũng thu mua. Nhưng bây giờ, khi sản xuất thương mại, tiêu chuẩn là mo cau có bề rộng trên 20cm trở lên mới có giá trị kinh tế hơn. “Khó khăn nhất vẫn là tìm đầu ra cho sản phẩm đồ gia dụng chế tác từ mo cau”, Tịnh nói và cho biết, đang đẩy mạnh một số giải pháp trong đó có tận dụng mạng xã hội để tiêu thụ sản phẩm.

Để có nguồn nguyên liệu mo cau dồi dào, mở rộng sản xuất, anh Tịnh phối hợp với đoàn thanh niên các địa phương trồng cau ven đường nông thôn mới.
Để có nguồn nguyên liệu mo cau dồi dào, mở rộng sản xuất, anh Tịnh phối hợp với đoàn thanh niên các địa phương trồng cau ven đường nông thôn mới.

Anh Tịnh cũng tính đến phương án thuê đất trồng cau để có nguồn nguyên mo cau liệu ổn định hơn. Hiện cơ sở chế biến mo cau của anh Tịnh không chỉ giúp người dân địa phương có thêm nguồn thu từ bán phế phẩm mo cau, mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 4 - 6 triệu đồng/tháng.
Anh Tịnh cũng tính đến phương án thuê đất trồng cau để có nguồn nguyên mo cau liệu ổn định hơn. Hiện cơ sở chế biến mo cau của anh Tịnh không chỉ giúp người dân địa phương có thêm nguồn thu từ bán phế phẩm mo cau, mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 4 - 6 triệu đồng/tháng.
Theo Dũ Tuấn (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.