Cô giáo A Lăng Thị Tuyết: Đốm lửa nhỏ lan tỏa hơi ấm tới nhiều thế hệ học trò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Nghề giáo viên là nghề truyền lửa. Dù chỉ là đốm sáng bé nhỏ của que diêm nhưng nếu đủ chân thành và nhiệt huyết thì đốm sáng ấy sẽ làn tỏa hơi ấm đến rất nhiều thế hệ học trò”, cô Tuyết nói.

Cô A Lăng Thị Tuyết luôn đổi mới trong hoạt động dạy và học. (Ảnh: NVCC)
Cô A Lăng Thị Tuyết luôn đổi mới trong hoạt động dạy và học. (Ảnh: NVCC)

Sinh ra và lớn lên ở vùng khó, thấu hiểu những thiệt thòi của học trò, cô A Lăng Thị Tuyết, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã nỗ lực không ngừng để góp phần mang đến tương lai tươi sáng hơn cho học trò.

12 năm ước mơ làm cô giáo

Là người dân tộc Gié-Triêng, cô A Lăng Thị Tuyết sinh ra và lớn lên tại xã La Dê, mảnh đất biên giới Việt-Lào của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình có 8 anh chị em, bố mẹ đều làm nông nghiệp.

Như bao em nhỏ vùng cao, tuổi thơ của cô Tuyết là những ngày tháng phải trèo đèo, lội suối, băng rừng đến lớp. Ban ngày, ngoài giờ đi học, cô bé Tuyết phải phụ giúp bố mẹ việc nhà, trông em. Buổi tối, dưới ánh sáng lập lòe của ngọn đèn dầu, Tuyết chăm chỉ lật từng trang sách để học bài, nắn nót từng nét chữ.

Nhà đông con và chỉ làm nông nghiệp, nguồn thu bấp bênh và ít ỏi vì phụ thuộc nhiều vào thời tiết nhưng cô Tuyết bảo mình may mắn vì bố mẹ luôn đặt việc học của các con lên ưu tiên quan trọng hàng đầu và nỗ lực, cố gắng hết sức để các con được cắp sách đến trường. Đền đáp lại, anh chị em Tuyết luôn chăm chỉ học tập. Hết tiểu học, với thành tích học tập tốt, A Lăng Thị Tuyết được tuyển vào học cấp 2 tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Nam Giang, học cấp 3 tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Nam.

“Suốt 12 năm học phổ thông tôi luôn ấp ủ trong lòng ước mơ trở thành cô giáo. Mơ ước đó đã trở thành động lực để tôi không ngừng cố gắng. Vì vậy, ngày nhận giấy báo trúng tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Quảng Nam, tôi hân hoan, vui sướng đến vô cùng. Ước mơ của tôi đã trở thành hiện thực năm 2007, khi tôi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp,” cô Tuyết xúc động chia sẻ.

Cô giáo A Lăng Thị Tuyết và các học trò. (Ảnh: NVCC)
Cô giáo A Lăng Thị Tuyết và các học trò. (Ảnh: NVCC)

Sau khi tốt nghiệp, cô Tuyết được phân công giảng dạy tại Trường Trung học cơ sở Trần Quốc Toản, tiếp đó là Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phước Hiệp, cùng thuộc huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây đều là các trường thuộc vùng thấp của huyện miền núi Phước Sơn với đa số các em học sinh là người đồng bào dân tộc Gié-Triêng, Cơ-tu, Tày, Nùng… Gia đình các em thuộc diện hộ nghèo, kinh tế khó khăn, bố mẹ chủ yếu làm nương. Cô Tuyết thấy hình bóng của chính tuổi thơ mình trong những cô cậu học trò và vì thế, cô càng yêu thương, muốn góp sức mình để vun đắp những ước mơ, góp phần mang đến cho các em tươi sáng hơn.

“Vì thế, tôi không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền cả sự nhiệt tình, say sưa, cả ý chí và nghị lực cho học sinh, bồi dưỡng cho các em phương pháp và lòng quyết tâm, nhen nhóm, nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê trong các em bằng chính đốm sáng lung linh của ngon nến tâm hồ mình: Tôi có thể làm được, bạn cũng có thể làm được,” cô Tuyết nói.

Đa dạng phương thức dạy và học vì học trò

Trong 16 năm đứng trên bục giảng dạy môn Công nghệ, cô Tuyết đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương thức giảng dạy với nhiều hoạt động đa dạng để mang đến cho học trò những giờ học sinh động hơn, hấp dẫn hơn, trực quan và dễ hiểu, dễ nhớ.

Cô đã có nhiều sáng kiến được đánh giá cao như “Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong môn Công nghệ 7”, “Hình thành kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 thông qua bộ môn Công nghệ 6”, “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7 qua phần Trồng trọ trong bộ môn Công nghệ 7”, “Biện pháp giúp học sinh lớp 6 hứng thú học tiết thực hành trong môn Công nghệ 6”.

Cô Tuyết tổ chức hoạt động gói bánh truyền thống cho học sinh. (Ảnh: NVCC)
Cô Tuyết tổ chức hoạt động gói bánh truyền thống cho học sinh. (Ảnh: NVCC)

Từ năm học 2019-2020, cô Tuyết được ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao kiêm nhiệm vai trò Tổng phụ trách Đội. Ở vai trò mới, tuy không được đào tạo, cô Tuyết đã không ngừng học hỏi từ để hoàn thành tốt nhiệm vụ và tiếp tục có nhiều sáng kiến để thúc đẩy phong trào đoàn, đội, mang đến nhiều cơ hội trải nghiệm hơn cho học sinh.

Cô tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa như thi trưng bày mâm cỗ nhân ngày Tết Trung thu; làm báo tường; thi cắm hoa tri ân thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; thi múa sạp; biểu diễn thời trang tái chế; thi gói bánh ốc… Những hoạt động ngoại khóa đã giúp học sinh được giải tỏa căng thẳng sau những giờ học, được rèn luyện kỹ năng sống đồng thời bồi đắp lòng biết ơn, tình yêu với văn hóa truyền thống địa phương.

Dù nhiều vất vả nhưng cô Tuyết bảo chính những khuôn mặt non nớt đầy háo hức mong chờ những điều mới mẻ của học trò đã trở thành niềm vui, thành động lực để cô không ngừng cố gắng, đổi mới sáng tạo mỗi ngày.

“Nghề dạy học không đem lại cho tôi nguồn thu nhập lớn như những bạn bè cùng trang lứa, nhưng tôi chưa bao giờ lấy điều đó làm thước đo của cuộc sống. Nghề giáo viên là nghề truyền lửa. Muốn thắp sáng trong trái tim học trò ngọn lửa đam mê, sáng tạo và yêu thương thì trước hết trái tim người thầy phải có lửa. Dù chỉ là đốm sáng bé nhỏ của que diêm nhưng nếu đủ chân thành và nhiệt huyết thì đốm sáng ấy sẽ làn tỏa hơi ấm đến rất nhiều thế hệ học trò,” cô Tuyết nói.

Với những nỗ lực và cống hiến cho ngành giáo dục, cô Tuyết đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen các cấp. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cô được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vinh danh là một trong 60 giáo viên tiêu biểu trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2024.

Theo Phạm Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.