Chuyện về mùa chim yến sinh sôi-Kỳ 3: Đời yến hóa... phong lưu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Doanh thu từ thị trường tổ yến thế giới vào khoảng 6 tỷ USD, trong đó khu vực tiêu thụ tổ yến lớn nhất là Hồng Kông (Trung Quốc). Tuy nhiên do giá trị cao của yến sào đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, phá hủy ngành công nghiệp khai thác yến sào ở một số nước như Ấn Độ và Sri Lanka.
Làm sạch tổ yến tại Công ty Yến sào Xứ Thanh.
Làm sạch tổ yến tại Công ty Yến sào Xứ Thanh.
Mỏ “vàng trắng” không vô hạn
Một số nước khác, ngành công nghiệp khai thác yến sào và quần thể chim yến bị suy thoái mạnh như Malaysia, Myanmar và Thái-lan. 
Tại Việt Nam, chim yến tổ trắng tập trung nhiều nhất tại các hang đảo vùng biển các tỉnh: Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên và một số khu vực ven biển phía nam. 
Hiện nay, yến có thể nuôi được ở 50 tỉnh, thành phố của nước ta. Các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Kiên Giang, các tỉnh biên giới từ Kon Tum đến Đồng Tháp. Yến nuôi trong nhà đang chiếm hơn 60% sản lượng yến toàn quốc. Anh Đặng Xuân Hùng (tổ dân phố 1, phường Ngô Mây, TP Kon Tum) nói vui: “Nghề nuôi yến không phải lựa chọn con giống, không lo lắng về nguồn thức ăn”. Với anh Mai Lương Tâm, nuôi yến ở Nga Sơn, Thanh Hóa, cho biết: “Tổ yến bảo đảm không sáng quá, mưa không ồn, mùa hè không nóng, mùa đông không lạnh. Mùa đông, lạnh, chim không ra khỏi tổ, cần tạo thức ăn cho chim ngay trong nhà nuôi”.
Vì vậy, vấn đề phát triển nguồn lợi yến sào ở Việt Nam đang là mối quan tâm rất lớn của các địa phương có chim yến hiện nay. Địa phương dẫn đầu về nguồn lợi tổ yến đảo Việt Nam là tỉnh Khánh Hòa, do Công ty Yến sào Khánh Hòa quản lý và khai thác tổ. Nhờ sớm triển khai các nghiên cứu khoa học về chim yến, áp dụng các cải tiến kỹ thuật như làm mái che, đập chắn sóng, di đàn đến những hang mới…, mà từ 40 hang yến đảo năm 1995 cho sản lượng khoảng một tấn tổ yến/năm, đến nay đã có 169 hang yến đảo với sản lượng khoảng 5,5 tấn tổ yến/năm.
Tại các địa phương có chim yến đảo, công tác bảo tồn, phát triển quần thể chưa được chú trọng nên sản lượng tổ yến thu được không ổn định như tại Cù Lao Chàm (CLC, tỉnh Quảng Nam) hay Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). 
Ở một số địa phương sản lượng tổ yến đã giảm mạnh như tỉnh Bình Định và Phú Yên. Thậm chí có địa phương chim yến tổ trắng đã bỏ đi khỏi các hang đảo như ở tỉnh Quảng Bình.
Nghề nuôi yến giống như nghề nuôi ong, cứ nhân tổ ra là có mật để bán. Nhưng mật ong không có giá trị cao, người nuôi cũng không giấu giếm nghề. Ngược lại, nuôi yến giống như một chuyện bí mật “cất nghề”, để ăn đủ. Về chuyện này, kỹ sư Huỳnh Ty cho biết: “Các nghiên cứu khoa học về chim yến và yến sào trên thế giới chưa nhiều. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các quần thể chim yến tổ trắng còn rất ít, chỉ có một số nghiên cứu của Nguyễn Quang Phách tập trung trên quần thể chim yến ở một số đảo tỉnh Khánh Hòa”.
Tại quần đảo CLC có sự phân bố của quần thể chim yến tổ trắng từ rất lâu đời với số lượng hàng trăm nghìn cá thể, cho sản lượng khoảng một tấn tổ yến/năm, đứng thứ hai toàn quốc về sản lượng tổ yến khai thác ở đảo, chỉ sau tỉnh Khánh Hòa. 
Nhưng lâu nay, người tiêu dùng trong nước vẫn không biết đến yến sào CLC. Đây là một thương hiệu nhưng không được quan tâm công tác truyền thông hay do nguyên nhân khác?
Và cách khai thác yến sào ở đảo CLC đã và đang diễn ra như thế nào? Kỹ sư Huỳnh Ty cho hay: “Nguồn lợi tổ yến tại CLC từ xưa đến nay được khai thác chủ yếu bằng kinh nghiệm của người dân địa phương truyền lại từ nhiều đời. Chưa có nhiều cải tiến kỹ thuật trong việc quản lý, bảo vệ đàn chim và khai thác tổ”. 
“Đặc biệt từ năm 2012 trở lại đây, sản lượng và chất lượng tổ yến tại CLC liên tục bị suy giảm, kích thước và khối lượng tổ yến ngày càng giảm, hiện tượng rơi tổ và rơi chim non khỏi tổ trong mùa sinh sản ngày càng nhiều. Đây chính là vấn đề thực tiễn đáng lo ngại”, kỹ sư Huỳnh Ty cho biết thêm.
Và khi chim yến có... nhà, sẵn sàng rời hang, bỏ đảo
Năm 2016, do rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều hộ dân nuôi yến sào ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) than rằng, yến chết hàng loạt. Đó là sự trả giá cho cái cách “thấy người ăn khoai, ta cũng vác mai đi đào”. Được biết, khi nhiệt độ xuống dưới 10oC, chim yến không bay ra khỏi tổ và chết.
Năm 2014, sau một thời gian đi làm thuê ở miền nam về, anh Nguyễn Văn Tú, ở thôn Tây Hòa, xã Nghi Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) nhìn thấy đàn yến bay tìm ăn trên đồng quê của mình. Ý tưởng xây một cái nhà nuôi yến chứ không xây nhà ở. Anh Tú cho biết: “Nhà nuôi yến có tường bê-tông dày, nhiệt độ trong phòng từ 23 - 27oC, độ ẩm từ 85 - 90%. Tất cả đều được điều khiển bằng máy. Trong mỗi nhà yến phải lắp đặt thiết bị phát ra tiếng chim yến từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Ngoài ra, còn phải mua chất xịt loãng có mùi yến... giữ đàn chim yến”. Sơ qua một quy trình như vậy, nuôi được yến thì phải hiểu được yến để khắc chế nhiệt độ cho loài chim. 
Trở lại với vấn đề yến trên đảo CLC, kỹ sư Huỳnh Ty cho biết: “Bình thường chim yến thường đi kiếm ăn rất xa, có khi bay đến hơn 100 km để tìm nguồn thức ăn. Khu vực kiếm ăn của chim yến tập trung chủ yếu đồng cỏ, ruộng lúa, đồi thấp ở khu đất liền dọc từ Quảng Nam đến đèo Hải Vân. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong những năm gần đây đã thu hẹp khu vực kiếm mồi của chim yến. Hành trình kiếm ăn của đàn yến mỗi ngày phải bay đi xa hơn và về tổ muộn hơn”.
“Hiện nay, trong khu vực đất liền Quảng Nam - Đà Nẵng mọc lên rất nhiều những nhà nuôi yến nhằm dẫn dụ chim yến vào sinh sống và làm tổ. Ngoài những lo ngại về bảo tồn vốn gen, thì sự cạnh tranh thức ăn đối với yến đảo cũng là vấn đề cần chú tâm. Sự phát triển ngày càng mạnh của đàn yến nhà gây thêm áp lực cạnh tranh nguồn thức ăn côn trùng tự nhiên ở các khu vực kiếm ăn đối với yến đảo, đặc biệt trong mùa xây tổ”, kỹ sư Huỳnh Ty cho biết.
Chim yến sống ở các hang động ngoài đảo hoặc trong các vách đá ven đất liền, khi có đơn vị - doanh nghiệp được cấp quyền khai thác thì những nơi này trở thành một lãnh địa riêng, dân không được tới, khách du lịch không được vãng lai nếu không được phép. Có thu nhập từ yến cũng là làm mất thu nhập của ngành nghề khác như du lịch.
Trong thực tế, nhiều năm gần đây, nghề nuôi chim yến trong nhà vẫn có sức sống khó cưỡng về độ phủ sóng cũng như tính ổn định, chủ động của thị trường. Thực tế, khảo sát những nhà nuôi chim yến, họ rất trân trọng nguồn thu là tổ yến sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của cái tổ là đựng trứng, “nôi con” cho chim non.
Xung đột lợi nhuận giữa khai thác yến đảo và nuôi yến nhà đang có những âm ỉ.  
Với một người tiêu dùng và quan sát nông thôn tôi nhận ra điều này.
Những năm trước, sản phẩm như cua, lươn, ốc, ếch, tôm, tép... đều tìm kiếm trên cánh đồng, bờ sông, dòng suối. Nhưng để chủ động cho một thị trường lớn, sản phẩm có tính ổn định và đạt được định kỳ thu hoạch cung cấp cho thị trường. Người ta đã nuôi và thành công. 
Yến nuôi cũng là một sản phẩm như vậy, vẫn là từ con chim yến tạo ra chứ không phải con người tạo thành tổ yến. 
Và mong sao, bên khai thác yến đảo và những cá nhân, tổ chức nuôi yến có sự phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật để “đến hẹn lại lên”, mỗi mùa chim yến sinh sôi sẽ vui hơn với nhiều cánh chim chao liệng, hứa hẹn những vụ mùa “vàng trắng” bội thu. Khi ấy, tất cả họ đều cùng thắng.
Theo Ninh Nguyễn-Uyên Nguyên (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.