Chuyện lớn từ chiếc khẩu trang sau sử dụng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo dự báo của Bộ Y tế, với kịch bản dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng ở cấp độ 4, nhu cầu khẩu trang cho 5%-10% dân số là 2 chiếc/ngày/người, tương đương 9,7 - 19,4 triệu khẩu trang/ngày. Trước mắt, ước tính 5% dân số sử dụng vào khoảng 9,7 triệu khẩu trang/ngày. Vì vậy, việc sử dụng khẩu trang, gồm cả việc thải bỏ đúng cách, đang là vấn đề thực sự “nóng”.



Bộ TN-MT vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường biện pháp quản lý chất thải để phòng chống Covid-19, trong đó có việc thu gom, xử lý khẩu trang thải bỏ. Hiện mỗi ngày hàng triệu khẩu trang xài rồi có thể bị thải bỏ bừa bãi, không được xử lý thích hợp. Do virus nCoV có thể tồn tại vài ngày trong môi trường tự nhiên, nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng và ô nhiễm môi trường từ số rác khẩu trang là rất lớn. Bộ TN-MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của nhân dân về “việc sử dụng khẩu trang thông thường trong hoạt động sinh hoạt bình thường của người dân”.

Đây chính là vấn đề còn có những băn khoăn. Về lý thuyết, khẩu trang của người bệnh là chất thải nguy hại, phải xử lý theo quy trình của chất thải nguy hại, song khẩu trang mà người chưa có dấu hiệu nhiễm bệnh sử dụng thì sao?

Loại khẩu trang được coi là ít có nguy cơ nhiễm bệnh (được sử dụng bởi người chưa được xác định nhiễm bệnh) sau khi sử dụng phải được bỏ vào đúng nơi quy định, không được thải ra ngoài môi trường và phải được thu gom, xử lý như đối với chất thải thông thường. Riêng tại các cơ sở y tế và khu vực cách ly tập trung, Bộ TN-MT đề nghị bố trí các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định, hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm khám, trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế và xử lý theo đúng quy định để ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh. Bộ cũng đề nghị các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có hành vi thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để tái sử dụng nhằm trục lợi bất chính, trường hợp phát hiện được phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trước đó, Bộ Y tế có công văn gửi Bộ TN-MT, Bộ Công an, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định.

Theo quy định hiện hành, việc vứt bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo điểm c, điểm d, khoản 1, Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, như đã nói, khẩu trang y tế và ngay cả những khẩu trang đang được người dân sử dụng trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát này thì không chỉ là một loại rác thải thông thường. Theo China Daily, ông Jiang Rongmeng, bác sĩ trưởng tại Trung tâm Truyền nhiễm (Bệnh viện Ditan, Trung Quốc), khẩu trang đã qua sử dụng có thể chứa nhiều loại virus, bao gồm cả nCoV, do đó chúng không nên được “đối xử” như rác thải thông thường. Nhiều địa phương tại Trung Quốc đang bố trí một số thùng rác đặc biệt trong các khu dân cư để thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng và đốt toàn bộ. Nếu chưa thể làm vậy, do hạn chế về nhân lực, chi phí, khẩu trang khi thải bỏ nên được bọc kín trong túi riêng. Những người đi thu gom phải đeo khẩu trang y tế, có trang phục bảo hộ, có găng tay và dụng cụ để kẹp, gắp...

Từ vấn đề xử lý khẩu trang trong dịch Covid-19 đã cho thấy việc thu gom và xử lý chất thải rắn các năm qua vẫn tồn tại nhiều bất hợp lý. Đơn cử, tại TP Hà Nội - một địa phương có nguồn lực mạnh vào loại nhất cả nước - theo đề án được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2019, phải đến năm 2025, 100% chất thải y tế nguy hại (rắn, lỏng) tại các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội mới được thu gom, xử lý đạt chuẩn môi trường. Và, ai cũng biết, để biến con số trong đề án thành hiện thực là cả một chặng đường gian nan. Không chỉ riêng rác thải y tế, việc phân loại rác ngay từ nguồn thải không khó, không mất nhiều thời gian, nhưng lợi ích lại vô cùng to lớn. Để đưa chủ trương này đi sâu vào thực tiễn, một mặt cần phải thay đổi cách tuyên truyền, giáo dục; mặt khác cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, chế tài. Bên cạnh đó, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cũng cần được đầu tư thích đáng, có quy trình phù hợp với từng loại rác thải…

Chuyện từ chiếc khẩu trang nhỏ mà không nhỏ là vậy.

Theo ANH THƯ (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Những cuốn “sách sống”

Những cuốn “sách sống”

(GLO)- Qua thời gian và với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách thức tiếp thu kiến thức từ sách dần thay đổi và đa dạng hơn, từ sách in truyền thống đến sách điện tử, sách nói. Sẽ như thế nào nếu ta được “đọc” một cuốn sách đặc biệt hơn, đó là trò chuyện với người có những trải nghiệm thú vị?

Rạn vỡ vô hình

Rạn vỡ vô hình

Sáng 27/9, thi thể người mẹ của cháu Phúc ở Làng Nủ được tìm thấy sau 17 ngày bị chôn vùi bởi trận lở núi. Nhẹ bớt nỗi niềm. Không chỉ vì thêm một thi thể được may mắn tìm thấy. Mà bởi cảnh 1 đứa bé gầy gò ngày ngày cầm cuốc gắng sức lật đống bùn lầy tìm xác mẹ cứ đào xới vào tâm can nhiều người...

Giá trị trường tồn

Giá trị trường tồn

(GLO)- Cuộc sống là sự phát triển không ngừng mà ở đó cái cũ, cái không phù hợp sẽ được thay thế bởi cái mới, cái tốt đẹp hơn. Tuy vậy, có những thứ không mất đi mà vẫn tồn tại song song cùng cái mới. Có những giá trị mãi trường tồn với thời gian trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.