Chuyên gia: Ăn canh này hằng ngày rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có một loại lá có đặc tính giống như insulin trong việc giảm lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường nên nấu canh ăn hằng ngày, tiến sĩ V Mohan, Trưởng khoa Bệnh tiểu đường tại Trung tâm Chuyên khoa về Bệnh tiểu đường Dr. Mohan, Chennai (Ấn Độ), tiết lộ.

Tiến sĩ V Mohan nói: Một số loại thực vật có chứa các hợp chất tự nhiên giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Trong số đó, lá chùm ngây có hiệu quả trong việc hạ đường huyết ở bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường, theo tờ Indian Express.

Tuy nhiên, khi đun nóng lên 98°C, tác dụng này mất đi. Đó là lý do không nên nấu lá chùm ngây quá chín. Điều này cũng giúp giữ lại chất xơ, giúp no lâu hơn, làm chậm quá trình tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến ngay sau bữa ăn, theo Indian Express.

Lá chùm ngây có hiệu quả trong việc hạ đường huyết ở bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Lá chùm ngây có hiệu quả trong việc hạ đường huyết ở bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Tác dụng của lá chùm ngây đối với người bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chùm ngây giàu chất xơ, axit béo và chất oxy hóa, có vai trò trong việc cải thiện lượng đường trong máu lúc đói, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

Lá chùm ngây làm tăng sản xuất insulin, cải thiện độ nhạy và sự hấp thu glucose của cơ và gan, đồng thời làm giảm lượng glucose mà ruột non hấp thụ.

Sở dĩ chùm ngây có tác dụng này là nhờ có chứa isothiocyanate, giúp trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường.

Bằng chứng khoa học nói gì?

Một đánh giá năm 2019 trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ PubMed đã phát hiện một loại protein phân lập từ lá chùm ngây, ở liều 300 và 500 mg/kg, có thể tạo ra phản ứng hạ đường huyết rõ rệt ở chuột mắc bệnh tiểu đường.

Lá chùm ngây chứa chất chống oxy hóa như quercetin và axit chlorogenic, cả hai đều giúp ổn định lượng đường trong máu và lượng đường và protein trong nước tiểu.

Lá chùm ngây có đặc tính giống như insulin trong việc giảm lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường nên nấu canh ăn hằng ngày. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Lá chùm ngây có đặc tính giống như insulin trong việc giảm lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường nên nấu canh ăn hằng ngày. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Một nghiên cứu vào năm 2014 đã điều tra tác động của 7g bột lá chùm ngây đối với lượng đường trong máu ở phụ nữ mãn kinh trong độ tuổi từ 45 đến 60. Kết quả sau 3 tháng tiêu thụ hằng ngày, đã giảm mức đường huyết lúc đói từ 106,7 mg/dl xuống còn 91,5 mg/dL.

Một nhóm các nhà khoa học ở Algeria cũng đã thử nghiệm cho người bệnh tiểu đường tiêu thụ 20g bột chùm ngây cùng với bữa ăn gồm cơm và thịt lạc đà. Kết quả cho thấy người bệnh tiểu đường đã giảm đáng kể tình trạng tăng đường huyết so với ăn bữa ăn không có chùm ngây.

Một nghiên cứu của Tây Ban Nha vào năm 2022 cũng cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường uống viên nang chứa 2,4 g bột lá chùm ngây, đã có mức đường huyết lúc đói và chỉ số đường huyết HbA1c thấp hơn so với dùng giả dược, theo Indian Express.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...