Chuyển đổi số - vì nhân dân phục vụ - Bài 2: Kiến tạo nền hành chính công “không giấy”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cải cách hành chính được đánh giá là nội dung lớn, quan trọng và cấp bách, nhưng phạm vi lại rất rộng, khó và phức tạp.

Trong bối cảnh đó, cần ưu tiên một số nhiệm vụ có tính chất then chốt để tạo đột phá và hành chính công là điểm then chốt đó. Với kỳ vọng sẽ góp phần sớm hiện thực hóa quyết tâm xây dựng một nền “hành chính phục vụ”, việc chuyển đổi số đã đưa Lâm Đồng vào Top 20 địa phương dẫn đầu cả nước trong số hóa thủ tục hành chính.

chuyen-doi-so-vi-nhan-dan-phuc-vu-dd.jpg
Kiosk dịch vụ công do VNPT cung cấp

• TỰ ĐỘNG HOÁ TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG QUA TƯƠNG TÁC KIOSK

Với việc ứng dụng công nghệ số giúp cung cấp thông tin và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp được xem là một giải pháp công nghệ tiên tiến áp dụng trong các cơ quan hành chính công, với những tính năng đa dạng, như: tra cứu hồ sơ, tra cứu thủ tục hành chính, bắt số, nộp hồ sơ trực tuyến trên Kiosk... giúp người dùng có thể sử dụng dịch vụ một cách tiện lợi và nhanh chóng hơn. Đồng thời, cung cấp thông tin chi tiết về các dịch vụ của cơ quan hành chính công, giúp người dân có thể lựa chọn và tìm hiểu một cách thuận tiện, giảm thời gian, chi phí đi lại, gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân. Giải pháp này cũng giúp giảm tải cho các đơn vị tiếp nhận hồ sơ, tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ, công chức được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính... qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tại huyện Đơn Dương, Kiosk dịch vụ công được đặt tại Bộ phận Một cửa, bên cạnh hệ thống cảm biến thông minh, khai thác dữ liệu từ VNeID và thông qua công nghệ tự động hóa được hỗ trợ tại Kiosk, người dân không cần tiếp xúc trực tiếp với cán bộ tiếp nhận và trả kết quả. Đồng thời có thể đánh giá mức độ hài lòng đối với việc giải quyết hồ sơ, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm và sự chủ động của cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

Chị Trần Thị Thanh (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương) thao tác nhập đầy đủ thông tin, kiểm tra và xác nhận đủ thành phần hồ sơ gồm các loại giấy tờ đính kèm theo hồ sơ cần nộp chỉ cần cho vào khe scan, máy sẽ tự động tạo bản sao và trả lại giấy tờ gốc ngay tại chỗ. Sau khi thực hiện xong các bước, Kiosk yêu cầu kiểm tra lại thông tin đã nhập và nhập mã xác nhận. Khi xác nhận thông tin, hệ thống hiển thị nộp hồ sơ thành công và máy tự động in phiếu tiếp nhận hồ sơ, sau đó chị Thanh nhận giấy hẹn và ra về chờ ngày trả kết quả. Chị Thanh cho biết: “Tôi thấy máy này rất tiện cho người dân, hình thức sử dụng đơn giản, chỉ cần bấm nộp là hẹn cho kết quả. Khi mình có việc cần giải quyết về thủ tục thì tranh thủ chạy lên tự nộp, xong về lo việc nhà, khỏe hơn trước nhiều và rất phù hợp với người nông dân không hiểu công nghệ thông tin như chúng tôi".

Kiosk dịch vụ công tiếp nhận thủ tục hành chính rất nhỏ gọn, giống như cây ATM. Thiết bị được cấu thành từ hệ thống máy tính màn hình cảm ứng, tích hợp máy in + scan, máy quét mã QR Code và được kết nối đến cổng dịch vụ công thông qua mạng wifi. Điểm ưu việt của Kiosk là tất cả nội dung hiển thị bằng tiếng Việt, thao tác đơn giản, quy trình gọn lẹ, phù hợp với trình độ của tất cả người dân, nhất là đối với công dân lớn tuổi. Sau khi công dân nộp thủ tục, hồ sơ sẽ được chuyển đến cổng dịch vụ công để cán bộ tiếp nhận, xử lý và trả kết quả đúng hẹn.

Để đăng nhập chọn hồ sơ, thủ tục cần làm, người dân dùng mã QR ứng dụng VNeID trên điện thoại để đăng nhập và nộp hồ sơ. Sau khi công dân nộp thủ tục, hồ sơ sẽ được chuyển đến cổng dịch vụ công để cán bộ tiếp nhận, xử lý và trả kết quả đúng hẹn.

Các giấy tờ đính kèm theo hồ sơ cần nộp chỉ cần cho vào khe scan, máy sẽ tự động tạo bản sao và trả lại giấy tờ gốc ngay tại chỗ. Sau khi thực hiện xong các bước, Kiosk yêu cầu kiểm tra lại thông tin đã nhập và nhập mã xác nhận. Khi xác nhận thông tin, hệ thống hiển thị nộp hồ sơ thành công và máy tự động in phiếu tiếp nhận hồ sơ, sau đó nhận giấy hẹn và ra về chờ ngày trả kết quả.

Bên cạnh hệ thống cảm biến thông minh, khai thác dữ liệu từ VNeID, thì thông qua công nghệ tự động hóa được hỗ trợ tại Kiosk, người dân không cần tiếp xúc trực tiếp với cán bộ tiếp nhận và trả kết quả. Đồng thời có thể đánh giá mức độ hài lòng đối với việc giải quyết hồ sơ, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm và sự chủ động của cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

Ông Trần Hùng Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương chia sẻ, hệ thống Kiosk này tạo điều kiện bấm số để giải quyết đảm bảo, cũng là thước đo để người dân tiếp cận, đánh giá cán bộ, công chức. Về lâu dài, Kiosk có thể lưu động đến những nơi công cộng như nhà văn hóa thôn, điểm có đông dân cư để phục vụ khi người dân cần thực hiện thủ tục hành chính.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến: (i) Rà soát, đánh giá lại, đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về mức độ, thuận lợi, đơn giản, thân thiện với môi trường, người dùng, xanh hóa các dịch vụ công, hoàn thành trước ngày 15/12/2024; (ii) Đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình, thiết kế, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên cơ sở cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, tái sử dụng dữ liệu, liên thông điện tử, bảo đảm người dân chỉ cung cấp thông tin, giấy tờ một lần cho cơ quan nhà nước. Thực hiện thành công các nhiệm vụ đến năm 2025 là 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến. Hoàn thành cung cấp toàn bộ 76/76 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06.

• HƯỚNG ĐẾN NỀN HÀNH CHÍNH “KHÔNG GIẤY TỜ”

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Lâm Đồng được xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (xếp sau Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Nghệ An; Lâm Đồng đạt Mức độ C với thang điểm Mức độ C là từ 65 đến 79 điểm). Bên cạnh đó, theo đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công do Văn phòng Chính phủ thực hiện, năm 2024 (ngày 1/1/2024 - 10/10/2024) Lâm Đồng xếp hạng thứ 17/63 tỉnh, thành phố. Đối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (hệ thống EMC) ghi nhận tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến đạt tỷ lệ 70%.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến không sử dụng hồ sơ giấy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, các danh mục thủ tục công trực tuyến không sử dụng hồ sơ giấy gồm: 84 thủ tục cấp tỉnh, 4 thủ tục cấp huyện và 6 thủ tục cấp xã. UBND tỉnh cũng giao các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, Bộ phận Một cửa các cấp triển khai các dịch vụ công trực tuyến không hồ sơ giấy trên địa bàn tỉnh. Để đẩy mạnh hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố thời gian tới cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị, địa phương khi có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính thì không nộp hồ sơ giấy đối với dịch vụ công trực tuyến (toàn trình và một phần) và thực hiện thanh toán trực tuyến đối với phí, lệ phí thủ tục hành chính (nếu có).

Về dịch vụ công trực tuyến, đến nay, Lâm Đồng đã triển khai cung cấp 1.179 dịch vụ, tỷ lệ tiếp nhận trực tuyến đạt trên 92%. Bên cạnh đó, dịch vụ công thiết yếu cũng đã triển khai 11 dịch vụ đối với ngành Công an, 12 dịch vụ thiết yếu với các sở, ban, ngành, 2 dịch vụ công liên thông.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Lâm Đồng (https://dichvucong.lamdong.gov.vn) đã được xây dựng thống nhất, liên thông 4 cấp. Hoàn thành việc kết nối, liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia. Tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện việc xây dựng, hoàn thiện Kho quản lý dữ liệu điện tử trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia đáp ứng yêu cầu tái sử dụng dữ liệu theo quy định. Đã rà soát, đối chiếu với yêu cầu, điều kiện của tỉnh và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn để cung cấp 472 dịch vụ công đủ điều kiện đưa lên dịch vụ công toàn trình và 746 dịch vụ công trực tuyến một phần. 9 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã tiếp nhận 532.027 hồ sơ trực tuyến trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, số hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình 163.474 hồ sơ.

Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều đã có những thay đổi rõ rệt khi nền hành chính được hiện đại hóa. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 4 cấp hành chính tiếp tục được phát triển, kết nối thông suốt đến 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên toàn tỉnh. Từ đó phục vụ an toàn, kịp thời tất cả các phiên họp trực tuyến. UBND các cấp trên địa bàn tỉnh đã trang bị đầy đủ máy tính, máy in, kết nối mạng internet. 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thành thạo máy tính trong công việc.

Một số địa phương đã đầu tư các trang thiết bị công nghệ thông tin như máy chiếu, máy quét phục vụ cho việc số hóa tài liệu, văn bản. Từ đó giúp cán bộ, công chức thay đổi phương thức lưu trữ, quản lý và khai thác thông tin điện tử thay thế phương thức làm việc truyền thống.

Cùng với việc đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, để hiện đại hóa nền hành chính, tỉnh đã triển khai hệ thống thông tin dùng chung. Trong đó có các hệ thống quan trọng, như: Quản lý văn bản hỗ trợ điều hành; thư điện tử công vụ; thông tin giải quyết thủ tục hành chính và hệ thống các trang thông tin điện tử của tỉnh. Tỉnh đã xây dựng Trung tâm Dữ liệu và Trung tâm Giám sát an toàn thông tin tập trung để quản trị, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung.

Với việc đưa vào hoạt động các hệ thống kể trên, Lâm Đồng đã hoàn thành tích hợp chức năng số hóa hồ sơ thủ tục hành chính trên hệ thống ở cả 3 cấp, theo quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng chính thức tại tất cả các bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên toàn tỉnh. Hệ thống đã được kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo hiển thị đủ 20 trường thông tin phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, việc ứng dụng chữ ký số được sử dụng tại 100% cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của tỉnh.

Việc hình thành nền hành chính không giấy tờ - nền hành chính số - là cơ sở quan trọng để hình thành nền kinh tế số, xã hội số, thúc đẩy mọi hoạt động được tiến hành nhanh hơn, tiện lợi hơn, chính xác hơn, thông minh hơn, minh bạch hơn. Chiếc điện thoại thông minh sẽ ngày càng trở nên hữu dụng, giải phóng con người khỏi giấy tờ. Để nhân viên Nhà nước nắm được các thông tin cơ bản về một công dân chỉ cần chiếc điện thoại thông minh kết nối internet. Và để công dân biết nội dung công việc của mình được thực hiện tới đâu cũng chỉ cần qua điện thoại thông minh.

Để hình thành một nền hành chính số cần lộ trình, với nhiều bước thực hiện và tại Lâm Đồng đã và đang đạt nhiều kết quả tích cực từ lộ trình đó.

Theo DIỄM THƯƠNG (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.