Chuyện cổ tích về những cô gái “vàng”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chính ý chí thép cùng lời hứa quyết tâm mang vinh quang về cho Tổ quốc đã chữa lành vết thương thể xác, tiếp thêm động lực về mặt tinh thần cho đội tuyển bóng rổ nữ 3x3 Việt Nam viết nên câu chuyện cổ tích trên đất Campuchia.

Chiến công của “bộ tứ” Huỳnh Thị Ngoan, Trương Thảo My, Trương Thảo Vy và Nguyễn Huỳnh Tiểu Duy với tấm huy chương vàng lịch sử ở SEA Games 32 sẽ được nhắc mãi như một biểu tượng cho tinh thần Việt Nam kiên cường trên đấu trường quốc tế.

Sẵn sàng khi Tổ quốc cần

Ngày 7-5-2023 trở thành cột mốc lịch sử cho bóng rổ Việt Nam, khi cầu trường Techo Morodok vỡ òa trong niềm vui chiến thắng của các cô gái vàng đội tuyển 3x3. Thảo Vy với cú ném quyết định đã mang về chiến thắng 21-16 cho Việt Nam trước kỳ phùng địch thủ Philippines, giành tấm huy chương vàng thật ngoạn mục và giàu cảm xúc. Khán giả nước nhà may mắn có mặt ở nhà thi đấu đã không giấu được xúc động, nhiều người mắt đỏ hoe.

Mạnh mẽ trong vai trò tư lệnh ngành là thế, nhưng Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Đặng Hà Việt (Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32) đã nghẹn ngào khi chứng kiến trận cầu cảm xúc mà Thảo Vy và đồng đội tạo ra. Sự quan tâm, đầu tư cho bóng rổ Việt Nam bằng tình yêu mãnh liệt của ông Đặng Hà Việt, ông Henry Bảo Hoàng - Chủ tịch Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam - cùng nhiều đơn vị tâm huyết khác, nay đã gặt hái được quả ngọt.

Tấm huy chương vàng ấy càng trở nên ý nghĩa hơn khi có sự đóng góp của những vận động viên Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài. Các bạn luôn mang trong mình khát vọng được dấn thân và cống hiến cho Tổ quốc. Đó là chị em song sinh Thảo My - Thảo Vy, sinh ra và lớn lên ở Texas (Hoa Kỳ), vừa bước sang tuổi 22 với nhiều hoài bão hướng về cội nguồn. Chính tuổi thơ được bố mẹ thổi hồn dân tộc thông qua những bữa cơm, những bài học tiếng Việt..., đã thôi thúc hai chị em trở về quê hương. Ngày vinh quang của bóng rổ nữ 3x3 Việt Nam, ông Trương Quốc Mẫn, bố của Thảo My và Thảo Vy, cũng có mặt ở Phnom Penh để động viên, tiếp lửa cho con và hạnh phúc ôm hai con gái vào lòng.

Một câu chuyện đã lấy đi nhiều nước mắt của mọi người, đó là trước khi lên đường sang Campuchia, Thảo My và Thảo Vy đột ngột nhận tin bà ngoại qua đời. Bà ngoại chính là cổ động viên đặc biệt, luôn đứng phía sau động viên và tạo chỗ dựa cho 2 chị em dấn thân theo con đường thể thao chuyên nghiệp. Khi mất đi người thân yêu, cả hai đã gục ngã. Suýt chút nữa thì Thảo My - Thảo Vy không thể dự SEA Games 32 chỉ vì muốn dành thời gian bên gia đình. Nhưng sau tất cả, 2 chị em gạt nước mắt để trở về đội tuyển bóng rổ Việt Nam, mang theo lời hứa quyết tâm mang vinh quang về cho quê hương, cho bà ngoại ở trên thiên đường. Và rồi, khi khoác lên mình lá cờ đỏ sao vàng, cặp đôi tự hào nói: Bà ơi, con đã đổi được màu vàng huy chương rồi!

Huỳnh Thị Mỹ Tiên giành HCV cự ly 100m rào nữ. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Huỳnh Thị Mỹ Tiên giành HCV cự ly 100m rào nữ. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đông đảo người hâm mộ từ Việt Nam sang Phnom Penh, xen lẫn kiều bào đang sinh sống ở Campuchia, đã mang theo chiếc áo đấu in tên những cô gái vàng bóng rổ Việt Nam. Ước nguyện của họ đơn giản là xin chữ ký và đồng hành cùng thần tượng trên mọi đấu trường. Thế mới nói, giá trị của đội tuyển bóng rổ nữ 3x3 Việt Nam đâu chỉ nằm ở những niềm vui chiến thắng, mà còn truyền cảm hứng đến cộng đồng. Nói như Thảo Vy sau trận chung kết: đời vận động viên hạnh phúc nhất khi được khoác lên mình lá cờ Tổ quốc để mừng chiến thắng.

“Siêu nhân” Nguyễn Thị Oanh

Buổi chiều 9-5-2023, giữa sân vận động Morodok Techo rộng lớn, cô gái vàng Nguyễn Thị Oanh (còn được đồng nghiệp gọi trìu mến là “Ốc tiêu”) đã làm nên điều phi thường nữa cho chính bản thân cô và cho cả điền kinh Việt Nam. Đó chính là bảo vệ thành công 2 tấm HCV 1.500m và 3.000m vượt chướng ngại vật chỉ trong vòng… 20 phút!

Nguyễn Thị Oanh tiếp tục lập hattrick HCV cho điền kinh Việt Nam. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Nguyễn Thị Oanh tiếp tục lập hattrick HCV cho điền kinh Việt Nam. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Rất hiếm khi ở một đại hội thể thao lớn, VĐV vừa thi đấu xong cự ly này vài chục phút thì đã phải bước vào nội dung thi đấu tiếp theo. Đáng nói hơn, như phàn nàn của các HLV thuộc đội tuyển điền kinh Việt Nam, đó đều là các nội dung thi chung kết, quyết định thành tích của các tuyển thủ. Có lẽ, trong sự nghiệp thi đấu của mình, Oanh hay nhiều tuyển thủ quốc gia khác nữa trong khu vực hiếm khi rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như thế.

Sức ép thành tích càng đè nặng lên vai của “Ốc tiêu” Nguyễn Thị Oanh, vì trước đó, đồng nghiệp Nguyễn Thị Huyền đã để vuột tấm HCV cự ly 400m nữ. Gương mặt của Oanh lộ vẻ căng thẳng, nhưng những người hiểu cô thì biết rằng, quyết tâm và khát vọng chiến thắng của cô có thừa và chảy rần rần trong huyết quản.

Và rồi, trên đường đua chung kết, ở cả cự ly 1.500m nữ và 3.000m vượt chướng ngại vật nữ, Nguyễn Thị Oanh đã đánh bại tất cả các đối thủ bằng một sức mạnh, nghị lực phi thường, để giữ lại cho chính mình, cho điền kinh Việt Nam 2 tấm HCV lấp lánh. Những đối thủ của cô, từ Philippines, Malaysia, Thái Lan, Singapore đều tiến lại chúc mừng và ngả mũ thán phục trước “thần lực” của Nguyễn Thị Oanh nhỏ bé mà kiên cường. Oanh bảo: “Chỉ cần mang về chiến thắng cho điền kinh Việt Nam, thì gian nan, khổ cực và bị gây khó dễ đến đâu, tôi cũng vẫn gắng sức đến cùng”.

Trước đó một ngày, Nguyễn Thị Oanh đã bảo vệ được tấm HCV cự ly 5.000m nữ với thông số thành tích 17 phút 00 giây 28, nối dài thêm kỷ lục đoạt “hattrick” HCV ở đấu trường SEA Games và tạo ra những dấu mốc chói lọi và không thể nào quên trong suốt chiều dài lịch sử điền kinh Việt Nam và Đông Nam Á. Oanh đã nhiều lần làm rạng danh điền kinh Việt Nam trên đấu trường quốc tế, chiến thắng ở nhiều sân chơi quan trọng.

Nhưng có lẽ, điểm nổi bật nhất tạo nên con người của cô chính là khát vọng, là ý chí, là niềm tin vào điền kinh - môn thể thao nữ hoàng đã gắn bó với Oanh suốt nhiều năm tháng qua. Điền kinh đã dang rộng đôi tay để kéo Oanh khỏi bạo bệnh, thắp dậy trong cô sức sống, sức vươn lên mãnh liệt. Cho nên, cô đã chạy, đã chiến đấu và chiến thắng sau khi dành cả tuổi thanh xuân của mình cho điền kinh Việt Nam.

Khát vọng vươn xa của thể thao Việt

Câu chuyện của đội tuyển bóng rổ nữ 3x3 Việt Nam chỉ là một lát cắt, đại diện cho hàng trăm vận động viên của thể thao Việt Nam với nghị lực phi thường đã và sẽ tỏa sáng ở sân chơi SEA Games 32. Trên đất Campuchia, chúng tôi còn thấy cả máu đã rơi trên nét mặt thư sinh của kình ngư Nguyễn Hữu Kim Sơn, người cùng đội tuyển bơi tiếp sức nam bảo vệ thành công tấm HCV ở đường đua xanh. Các tuyển thủ Việt Nam bền bỉ chiến đấu qua từng trận, để lại phía sau những khó khăn và thử thách. Họ mang tinh thần thể thao cao thượng, quyết tâm đạt thành tích cao nhất. Để có được thành công của ngày hôm nay, tất cả đã không ngừng rèn luyện: Thật tự hào khi vẫn thấy các ngôi sao bước ra sàn đấu với khát vọng chiến thắng mãnh liệt, ước vọng chinh phục những nấc thang mới. Đó là những giá trị đáng quý, khát vọng đạt đến một tầm vóc mạnh mẽ hơn của thể thao nước nhà.

Chiến tích lịch sử của đội tuyển bóng rổ nữ 3x3, hay chiến công mà các đội tuyển bơi, điền kinh, karate... tạo ra ở SEA Games 32 sẽ lan tỏa năng lượng tích cực, tiếp thêm động lực lẫn sự tự tin cho thể thao Việt Nam hướng đến mục tiêu vươn ra thế giới, đặc biệt với những đấu trường Asiad, Olympic...

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.