Chuyện bắt vợ của người Lào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi mùa vụ đã gặt xong, những đợt gió heo may từ phương Bắc tràn về khiến lũ trẻ chăn trâu đốt rơm hun chuột và sưởi ấm trên khắp cánh đồng, đàn ông lên rừng kiếm củi, phụ nữ mang khung cửi ra dệt vải và nhồi đệm bông lau chuẩn bị đón Tết.
Đấy là khi mùa bắt vợ của dân tộc Lào đã đến, mùa bắt vợ từ cuối tháng Chạp đến hết tháng 2 âm lịch, tục bắt trộm vợ của người Lào đã có từ bao đời nay…
 
Dòng Nậm Mu trước bản Phiêng Hào.
Tôi bàng hoàng khi nghe tin ông Lò Tiến Ban dân tộc Lào bản Phiêng Hào, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu mất. Vừa hôm nào tôi còn ngồi uống rượu với ông, vậy mà giờ ông đã thành người thiên cổ. Tuy vậy, những câu chuyện của ông kể cho tôi nghe về dân tộc Lào và tục bắt vợ thì tôi vẫn còn nhớ như in.
Đã lâu lắm tôi mới được ngồi uống rượu với, nên ông bảo phải uống thật say, uống hết đêm, chưa say chưa về. Ông kể cho tôi nghe về cuộc thiên di của dân tộc Lào, trước đây có nguồn gốc ở phía Nam Trung Quốc, qua những cuộc chiến tranh sắc tộc một bộ phận di cư xuống Bắc Lào, một bộ phận di cư xuống vùng núi phía Bắc Việt Nam, còn một bộ phận khác di cư ra đảo Hải Nam. Các cụ kể lại, gia tộc chúng tôi trước đây ở đảo Hải Nam, sau đó di cư vào đất liền trên 7 chiếc thuyền gỗ, với 5 dòng họ, nhưng bị gió bão đánh đắm 4 thuyền, nên chỉ còn lại 3 thuyền cập được vào bờ. Chẳng biết vì sao họ lên được tới Phong Thổ, rồi xuôi dòng Nậm Mu về cư trú tại đây.
Theo Lò Xôm Hải, hiện đang là phó Chủ tịch xã Mường Khoa anh cũng là dân tộc Lào người bản Phiêng Sản cho tôi biết: Xã Mường Khoa có hơn 500 hộ người Lào sống dọc suối Nậm Mu ở các bản Nà Cại, Nà Còi, Phiêng Hào, Nà Nghè, Phiêng Sản, Nậm Cung 2, Phiêng Xe với khoảng trên 2.500 khẩu. Ngoài ra ở xã Phúc Khoa (tách ra từ xã Mường Khoa) còn có một bản người Lào, đó là bản Co Ngựu có vài chục hộ.
 
Thiếu nữ Lào.
Khuya lắm rồi ông Ban vẫn say sưa kể về dân tộc mình, ông rót thêm rượu vào chén của tôi, thì bất chợt nghe tiếng chân chạy rầm rập, tiếng người nói rất to, tiếng xe máy gầm rú chạy ràn rạt trên con đường phía sau nhà, ánh đèn xe loang loáng cắt đứt câu chuyện của tôi với ông. Vợ ông chạy vội xuống sàn, nghe tiếng người nói lao xao, một lúc sau bà quay lại bảo: Người ta đến bắt trộm vợ, không biết người bản nào đến bắt… Ông Ban cười bảo: Bây giờ đang là mùa đám thanh niên đi bắt trộm vợ, hồi đầu năm bản Phiêng Hào có gần chục đứa con gái bị bắt. Ngày xưa anh đi ở rể, còn bây giờ đám thanh niên không muốn ở rể thì đi bắt trộm vợ thôi…
Để hiểu thêm tục bắt trôm vợ, tôi theo Lò Xôm Hải về bản Phiêng Sản quê anh, Chúng tôi rẽ vào nhà Lò Văn Đôi ở ngay đầu bản, Hải chỉ người đàn ông đang ngồi chống cằm trước sân nhà Đôi, gương mặt buồn rầu ngóng về con đường sau núi hun hút gió: Đây là anh Lò Văn Sòi, con gái anh ấy tên là Lò Thị Đôi bị thằng Lò Văn Phôm ở bản Co Ngựu bắt trộm về làm vợ đêm qua…
 
Đường vào bản Phiêng Sản.
Tối qua Sòi đi uống rượu ở nhà bạn, say quá khuya mới về tới nhà, anh vừa chợp mắt thì nghe nhiều tiếng người nói ngoài đầu sàn, hình như mọi người đang giằng co nhau cái gì đó, một lúc sau thì nghe bốn năm cái xe máy cùng nổ, chạy như rồ dại lên con đường trên núi.
Vợ anh là Lò Thị Pheng giật mình trở dậy, chị ra ngoài sàn ngó lên đường rồi quay vào vén màn nơi con Đôi ngủ, nhưng không thấy Đôi ở đó. Pheng lay Sòi dậy: Con Đôi nhà mình chắc bị người ta bắt về làm vợ rồi. Sòi nhỏm dậy hỏi: Ai bắt nó? Vợ Sòi lắc đầu, chỉ con đường men theo sườn núi: Không biết, chắc không phải là người trong bản mình. Buổi tối tôi nghe có tiếng người gọi, nghĩ bạn nó rủ đi chơi, ai ngờ nó rủ con mình ra khỏi nhà để bắt trộm về làm vợ…
Sáng ra vợ chồng Sòi mới được mọi người quanh đó cho biết, đêm qua hơn chục thanh niên bản Co Ngựu đi trên 6 chiếc xe máy đến bản Phiêng Sản, mọi người nghĩ thanh niên bản nọ đến chơi bản kia là chuyện bình thường, ai nghĩ họ đi bắt trộm vợ đâu. Bây giờ Sòi đã hiểu những gì đã diễn ra đêm qua, anh đang đợi tin từ phía bản Co Ngựu.
Thấy Sòi cứ ủ rũ bên chiếc điếu thuốc lào, Lò Văn Đôi cười bảo tôi: Vợ thằng Sòi cũng là người Co Ngựu đấy, nó có chịu đi rể đâu, cũng bắt trộm vợ nó về đấy chứ…Tôi ngạc nhiên hỏi lại: Thật à, ngày trước Sòi cũng đi bắt trộm vợ à? Sòi gật đầu xác nhận, anh nhệch miệng cười như mếu rồi liên tục rít thuốc lào, giọng khàn khàn: Ngày xưa mình yêu cô ấy, cô ấy cũng yêu mình, thế mới bắt trộm được nó về làm vợ chứ…
 
Lò Văn Sòi có con gái là Lò Thị Đôi bị Lò Văn Phôm bắt làm vợ.
Nghe vậy, Lò Văn Đôi cười an ủi: Chúng nó yêu nhau mới chịu để người ta đến bắt về. Ngày trước mày đi bắt vợ cũng thế thôi, vợ mày có yêu mày mới chịu ra ngoài nhà cho mày bắt chứ? Nghe mọi người nói, mày cõng nó chạy ra đường rồi đưa lên ngựa bắt nó về đây. Vợ mày không chịu, nó giãy giụa mấy lần suýt rơi xuống vực, gần sáng mới mang được nó về bản, có đúng không? Sòi gật đầu.
Đôi rót cho tôi chén nước thành thật: Chú ạ, vợ mình cũng là người Co Ngựu cùng bản với vợ thằng Sòi đấy. Thằng Sòi đi bắt vợ còn mượn được ngựa, anh em nhà nó có ngựa mà. Còn mình thì phải cõng, mình cõng cô ấy ra ngoài, nặng bỏ cha, cô ấy lại giãy không chịu đi, thực ra thì cũng muốn đi rồi, nhưng mà cứ giãy. Mấy người giúp mình vừa xốc nách vừa đỡ vai, cõng ra tới đầu bản thì mệt quá không đi được nữa, cô ấy hỏi: Không cõng được nữa à, để tôi đi bộ về nhà anh hay sao? Mọi người thay nhau cõng, về tới suối Hô Be thì chẳng ai còn sức để cõng nổi cô ấy qua suối nữa, bọn mình phải chặt cây làm cáng. Ngồi trên cáng cô ấy vẫn còn giãy, mình bảo: Cô giãy ngã xuống suối không ai vớt lên đâu…
 
Lò Văn Đôi (phải) bắt Lò Thị Pỏm làm vợ, giờ đã có đàn con cháu.
Nghe Đôi kể lại chuyện đi bắt vợ, vợ Đôi là Lò Thị Pỏm cười: Anh này thích cháu quá, đêm nào cũng đến chơi. Cháu bảo: Anh thích tôi, sao không bắt về đi, thế là đêm sau anh ấy rủ người tới bắt luôn. Mới đầu cháu không thích anh ấy đâu, nhưng mà anh ấy thích cháu quá, nên đành ở lại làm vợ anh ấy thôi…
Khi đi bắt vợ, người con trai và người con gái phải yêu nhau, không yêu nhau thì không thể bắt được, nếu cô gái không yêu khi bắt về cô ấy không chịu, cứ kêu khóc mãi, buộc người con trai phải thả cô ấy về nhà mình. Trước khi đi bắt vợ, nhà trai phải họp bàn anh em trong gia đình về người con gái mình bắt. Tất cả mọi người trong gia đình đồng ý thì mới tổ chức bắt.
 
Chàng trai cùng cô vợ bị bắt về nhà vợ thông báo chuyện bắt vợ của mình.
Đêm trước đi bắt vợ, người con trai ngầm báo cho cô gái biết đêm sau sẽ đến bắt cô về làm vợ. Phải đợi đến khuya mới bắt, khi mọi người đã đi ngủ cả, người con trai ám hiệu gọi cô gái ra ngoài sàn, có thể là thổi sáo hoặc tiếng chim hót, bây giờ là nháy điện thoại di động…khi cô gái ra khỏi nhà, người con trai kéo đi, nếu cô gái không chịu đi thì chàng trai phải cõng, cõng không được thì mọi người xúm vào khiêng. Những người đi bắt giúp, họ đến chơi ở những gia đình bên cạnh, khuya họ mới ra về đứng đợi ngoài đầu bản chờ ám hiệu của chàng trai.
Trước đây thì cõng hoặc khiêng, đường xa, nhà có ngựa thì lấy ngựa chở cô gái về, bây giờ có xe máy thì dùng xe máy để chở cô gái, nhưng phải có người ngồi kèm phía sau, phòng cô gái chạy trốn trở về. Khi đưa cô gái về tới nhà trai, họ đã chuẩn bị một căn buồng cho cô ấy vào trong đó, mọi người bắt gà mổ uống rượu ăn mừng “chiến thắng”.
 
Bữa cơm nhà trai đãi nhà gái thông báo việc bắt vợ.
Gia đình cô gái có thể biết con gái mình bị ai bắt trộm ngay đêm ấy, có nhà chỉ biết chàng rể sau 3 ngày khi nhà trai mang gà và rượu đến thông báo cho gia đình nhà vợ biết. Hai gia đình uống rượu, bàn bạc chuyện cưới xin cho đôi vợ chồng trẻ. Hôm đó, đôi trai gái ấy cùng về, họ mổ gà làm cơm để hai gia đình ăn uống bàn bạc. Người được mời đến, phía nhà gái gồm những người lớn tuổi trong họ tộc, phía nhà trai có bố của chàng trai và những người anh em ruột thịt…
Thái Sinh (Nông nghiệp Việt Nam/Kiến thức gia đình số 39)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.