Chung tay hỗ trợ người nghèo

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Các chính sách, chương trình giảm nghèo không chỉ được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm thực hiện mà còn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các hội, đoàn thể, sự đồng hành của các doanh nghiệp và toàn xã hội.

Gia đình chị Kpă Xê Ra (làng Ia Mua, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) xây xong căn nhà mới vào những ngày cuối năm 2022. Trong căn nhà mới khang trang, chị Ra xúc động khoe: “Năm nay, nhà mình đón Tết trong căn nhà rộng 60 m2 vừa mới hoàn thành từ nguồn vốn vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện 40 triệu đồng và sự hỗ trợ của người thân. Từ nay, cả nhà sẽ không phải sống trong ngôi nhà tạm bợ nữa. Gia đình mình cũng được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay thêm 50 triệu đồng làm vốn đầu tư sản xuất theo chương trình ưu đãi cho hộ nghèo. Mình mua 3 con bò giống về nuôi. Nhờ vậy, cuối năm 2022, gia đình mình được công nhận thoát nghèo”.

Trên con đường vươn lên thoát nghèo, hơn ai hết, bà Nguyễn Thị Thà (tổ dân phố 5, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chính quyền địa phương dành cho gia đình bà. Đến giờ, bà Thà vẫn không quên những tháng ngày một mình sinh con, nuôi con khôn lớn, hai mẹ con sống trong căn nhà xây tạm bằng những viên gạch và những tấm tôn cũ mục nát.

Là mẹ đơn thân, lại không có nghề nghiệp ổn định nên cuộc sống của bà Thà vô cùng khó khăn. Năm 2022, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai đã hỗ trợ bà Thà 80 triệu đồng để xây dựng nhà “Mái ấm biên cương”. Bà vay thêm 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cùng với sự hỗ trợ của người thân để góp vào xây căn nhà khang trang hơn. Con gái của bà đã đi làm nên đỡ đần phần nào chi tiêu hàng ngày.

Nhờ vậy, cuối năm 2022, gia đình bà Thà được công nhận thoát nghèo. “Ai đã từng trải qua những cơ cực, thiếu thốn mới hiểu được niềm vui của người nghèo khi cuộc sống ngày càng khấm khá. Mẹ con tôi cố gắng lao động để xây dựng kinh tế gia đình ngày càng phát triển”-bà Thà bày tỏ.

Chung tay hỗ trợ người nghèo  ảnh 1

Bà Nguyễn Thị Thà (bìa phải, tổ 5, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cùng cán bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thị trấn Ia Kha trong căn nhà mới. Ảnh: Đinh Yến

Năm 2022, toàn tỉnh có 7.138 hộ vươn lên thoát nghèo. Tại cuộc họp trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố để đánh giá tình hình thực hiện công tác giảm nghèo năm 2022 và triển khai kế hoạch giảm nghèo năm 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh-đánh giá: Kinh tế phát triển là tiền đề, điều kiện thuận lợi để địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự năng động, sáng tạo trong xây dựng nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh và các địa phương, cũng như ý chí, nỗ lực vượt qua khó khăn vươn lên của các hộ nghèo.

Ngoài thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo theo quy định của Trung ương, tỉnh còn triển khai thực hiện một số chính sách phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương để giúp đỡ hộ nghèo như: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Ban Dân tộc tỉnh phối hợp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; phát động phong trào chăm lo cho người nghèo; đẩy mạnh xã hội hóa trong giúp đỡ hộ nghèo; vận động các doanh nghiệp, các ngân hàng và trích Quỹ An sinh xã hội xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế... Các chính sách, chương trình giảm nghèo không chỉ được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm thực hiện mà còn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các hội, đoàn thể, sự đồng hành của các doanh nghiệp và toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện xóm tôi

Chuyện xóm tôi

(GLO)- Xóm tôi cách trung tâm thị trấn Kông Chro (tỉnh Gia Lai) không xa lắm, nhưng mới chỉ có 8 hộ dân sinh sống, tuyến đường lại mới được mở, xung quanh chưa có các cơ sở dịch vụ. Hiện nay, khu vực gia đình tôi ở chưa được Nhà nước đầu tư về nước sạch, các hộ dân đều sử dụng nước giếng trong sinh hoạt hàng ngày, nước mưa để nấu ăn, nước đóng bình để uống.

Nữ cán bộ “hai giỏi”

Nữ cán bộ “hai giỏi”

(GLO)- Nhanh nhẹn, hoạt bát, gương mẫu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương là nhận xét của cán bộ và người dân về chị H’Tinh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ia Lang, phường Chi Lăng, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai).

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

(GLO)- Năm 2022, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bố trí 292 triệu đồng để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015-2025” theo quyết định 498/QĐ-TTg, ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 498).
Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

(GLO)- Chiều 21-2, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I (2021-2025). Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội

Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội

(GLO)- Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ là 1 trong gần 20 chương trình tín dụng do Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Kbang thực hiện. Chương trình đã giúp người có thu nhập thấp ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.

Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

(GLO)- Cô gái nằm cùng phòng với em gái tôi ở khoa sản bệnh viện tầm 28 tuổi. Nghe cô ấy than vãn đau vì phải dùng máy hút sữa, tôi an ủi: “Cố lên em. Mai mốt con khỏe về bú trực tiếp thì không bị đau nữa”. Cô gái liền trả lời: “Em không cho con em bú trực tiếp đâu, sợ nó bám mẹ. Về nhà, em cũng sẽ cho ngủ riêng. Em còn phải đi làm nữa, con bám làm sao mà đi được. Con của chị bạn em, chị ấy cho bú trực tiếp đến 24 tháng. Bây giờ đi đâu, con bé cũng nhõng nhẽo, nước mắt lưng tròng đòi theo”.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

(GLO)- Xác định công tác xây dựng gia đình văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững, năm 2023, ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác này.

Cần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ

Cần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ

(GLO)- Những ngày qua, đoạn clip tham gia game show hẹn hò của anh chàng người Huế từ năm 2021 lại được cộng đồng mạng tiếp tục chia sẻ. Quan điểm “sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai”, đàn ông ngồi mâm trên, phụ nữ ngồi mâm dưới tiếp tục bị “ném đá” tơi tả vì lạc hậu, bảo thủ và quá nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.
“Thủ lĩnh của sự thay đổi”

“Thủ lĩnh của sự thay đổi”

(GLO)- Đầu tháng 1-2023, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” điểm cấp tỉnh tại Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Chư Drăng, huyện Krông Pa). Tiếp đó, Hội LHPN huyện Krông Pa phối hợp với Trường THCS Kpă Klơng (xã Chư Ngọc) ra mắt CLB điểm cấp huyện.
Tết năm nay, chị Nữ (bìa trái) và gia đình quyết định ở lại đón Tết tại Pleiku và sẽ bắt đầu đi làm lại từ ngày mồng 2 Tết để có thu nhập. Ảnh: Nhật Hào

Những người chọn đón Tết xa quê

(GLO)- Những ngày giáp Tết, nhiều người con lao động xa nhà đã lên xe về quê đoàn tụ cùng gia đình. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn nhiều người xa xứ lặng lẽ ở lại “Quê hương thứ 2” để đi làm kiếm thêm thu nhập lo cho bản thân và gia đình trong năm mới.