Chung cư F.Home Đà Nẵng: Dân đội mưa đòi tiền và sổ hồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng chục người dân (khách hàng mua căn hộ cao cấp) tập trung trước block A của chung cư F.Home (16 Lý Thường Kiệt, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) căng băng rôn đòi tiền, sổ hồng cùng nhiều quyền lợi khác (trong ngày 7.10).

Chung cư F.Home Đà Nẵng - nơi dân đội mưa đòi tiền và sổ hồng. Ảnh: PĐ.
Chung cư F.Home Đà Nẵng - nơi dân đội mưa đòi tiền và sổ hồng. Ảnh: PĐ.
Nợ tiền, chậm ra sổ hồng
Chung cư F.Home do Công ty CP Lương thực Đà Nẵng (viết tắt DNF) làm chủ đầu tư. Các khách hàng mua căn hộ của DNF từ năm 2016 qua phương thức sau khi mua căn hộ, tất cả chủ sở hữu phải ký ngay hợp đồng cho chủ đầu tư thuê lại căn hộ 10 năm, tiền thuê là 10%/ năm (trên giá trị căn hộ) để thực hiện việc kinh doanh khách sạn. Sau khi thuê căn hộ, NDF đã dựng lên Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Du lịch Zen Diamond và chuyển hợp đồng cho thuê sang đơn vị này.
Theo phản ánh của khách hàng, từ quý III.2017 đến quý II.2019, chủ đầu tư đơn phương hủy hợp đồng, trả lại toàn bộ nhà cho khách hàng nhưng lại nợ tiền thuê nhà. Tổng số tiền chủ đầu tư nợ mà các khách hàng tập hợp được hơn 6,3 tỉ đồng. Trong đó có người bị nợ đến hơn 300 triệu đồng.
Trong đơn khiếu nại gửi đến chủ đầu tư, các chủ sở hữu căn hộ tại đây còn tố chủ đầu tư có biểu hiện chây ì trong thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.

Quang cảnh buổi đối thoại giữa đại diện giữa nhà đầu tư và các người dân đòi quyền lợi. Ảnh: PĐ.
Quang cảnh buổi đối thoại giữa đại diện giữa nhà đầu tư và các người dân đòi quyền lợi. Ảnh: PĐ.
Cụ thể, chủ đầu tư chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu ban quản trị tòa nhà. Phí bảo trì 2% của block A chủ đầu tư đang giữ nhưng không hề công bố việc số tiền này đang được dùng làm gì và quản lý thế nào.
Đặc biệt, cho đến nay nhiều khách hàng vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ. "Việc không có sổ hồng khiến chúng tôi không thể mua bán, chuyển đổi, đăng ký hộ khẩu hay sử dụng để làm tài sản thế chấp phục vụ kinh doanh cá nhân”, ông Lâm Quốc Dũng (trú Đà Nẵng) đại diện các khách hàng cho hay.
Ngoài ra, khách hàng cho rằng DNF đã tự ý cải tạo, thay đổi thiết kế tiền sảnh để dùng vào mục đích khác, ép buộc cư dân phải đi vào bằng lối khác. Lối đi này rất nhỏ hẹp so với quy mô sinh sống của 233 hộ dân, dễ gây hậu quả khôn lường nếu xảy ra sự cố như hỏa hoạn.
Không có khả năng trả nợ
Trước sức ép, bức xúc của các chủ căn hộ, đại diện chủ đầu tư sau nhiều lần trốn tránh đã buộc phải cử người đại diện đối thoại với người dân. Ông Trần Kiều Việt Kỳ - Phó tổng giám đốc DNF đã đứng ra đối thoại.
Theo ông Kỳ, chủ đầu dự kiến tổ chức hội nghị nhà chung cư vào tháng 9, nhưng do dịch COVID-19 nên không thể tiến hành. Chủ đầu tư cam kết dự kiến sẽ tổ chức hội nghị này vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.2020.
Nhưng các khách hàng yêu cầu trong hội nghị nhà chung cư phải có sự tham dự của lãnh đạo cao nhất bên phía DNF là Tổng giám đốc Phạm Tấn Củng.

Ông Trần Kiều Việt Kỳ - Phó tổng giám đốc DNF tại buổi đối thoại. Ảnh: PĐ.
Ông Trần Kiều Việt Kỳ - Phó tổng giám đốc DNF tại buổi đối thoại. Ảnh: PĐ.
Về việc chậm ra sổ hồng, ông Kỳ cho hay hiện còn khoảng 1/4 chủ sở hữu căn hộ chưa có sổ hồng do vướng ở cơ quan chức năng.
“Theo yêu cầu của Sở Xây dựng, phải có nhà xe thông minh. Khi chủ đầu tư thi công thì vướng cư dân block B kiện tụng nên hiện việc cấp sổ đang bị tạm dừng. Trong đó có một số căn hộ đã được công chứng, nộp thuế nhưng chưa được cấp sổ. Hiện, hồ sơ đã được gửi cho Sở TN&MT để yêu cầu ra sổ”, ông Kỳ nói.
Ông Kỳ cũng cam kết khi bàn giao lại căn hộ cho cư dân, chủ đầu tư sẽ trả lại lối đi tiền sảnh theo thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Về việc nợ tiền thuê nhà của cư dân, ông Kỳ nói: “Hiện, công ty đang huy động nguồn tiền để trả nợ cho cư dân. Do ảnh hưởng của dịch, hiện công ty không có nguồn thu, cũng như tài sản của công ty chưa bán được”.
Được biết, cuối năm 2019, chủ đầu tư chung cư F.Home bị cơ quan chức năng “tuýt còi” vì tự ý lắp đặt bãi đỗ xe hai tầng ngay tầng trệt khi chưa được phép. Việc này nhằm “chữa cháy” chỗ đỗ xe khi lượng ô tô của cư dân tăng đột biến.
PHÚC ĐẠT (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.