Chú trọng ôn tập trong thời gian tạm nghỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong thời gian nghỉ học để phòng-chống dịch Covid-19, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Chư Sê đã chủ động triển khai ôn tập tại nhà cho học sinh thông qua chương trình dạy học trên truyền hình và ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. Cách làm này giúp học sinh tận dụng khoảng thời gian tạm nghỉ để củng cố, ôn tập kiến thức.
Ông Phạm Xuân Phúc-chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Chư Sê-thông tin: Ngay sau khi học sinh nghỉ học để phòng-chống dịch, Phòng GD-ĐT huyện đã hướng dẫn các trường học giao bài tập cho học sinh thông qua mạng xã hội, trang web của đơn vị, nhà trường. Khi Sở GD-ĐT triển khai lịch dạy học trên truyền hình và phần mềm trực tuyến, Phòng đã có các văn bản thông báo các trường trực thuộc chuẩn bị công tác phối hợp, tập huấn online cho cán bộ, giáo viên sử dụng hệ thống Viettelstudy, VNPT E-learning phục vụ công tác dạy học.
Ban giám hiệu Trường THCS Nguyễn Khuyến triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc học trực tuyến của thầy, cô và trò. Ảnh: N.T
Ban giám hiệu Trường THCS Nguyễn Khuyến triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc học trực tuyến của thầy, cô và trò. Ảnh: N.T
Hơn 8.000 học sinh THCS do Phòng GD-ĐT huyện quản lý đang tiến hành ôn tập trong kỳ nghỉ phòng dịch. Đối với dạy học trên truyền hình, Phòng đã thông báo lịch học phát sóng của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh cho học sinh lớp 9, lớp 12; lịch học của các khối lớp còn lại theo Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội.
Thầy Đoàn Khánh Tuyên-Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Khuyến-cho biết: “Nhà trường đã hướng dẫn học sinh các hình thức dạy học trực tuyến như qua kênh truyền hình, phần mềm Zoom, Skype, Facebook, các trang web dạy học trực tuyến… Riêng giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn cho học sinh trong quá trình thao tác khi học trực tuyến. Nhiều phụ huynh cũng hưởng ứng tích cực và nhắc nhở con em tự giác ôn tập kiến thức trong thời gian nghỉ học”.
Việc dành thời gian ôn tập hàng ngày trên truyền hình, phần mềm đã khiến nhiều học sinh thích thú và xem đây là một cách để trải nghiệm các ứng dụng công nghệ thông tin vào ôn tập kiến thức. Em Nguyễn Phúc Hoàng Lịch-học sinh lớp 9A1 (Trường THCS Nguyễn Khuyến) chia sẻ: “Lớp chúng em thành lập một nhóm học trên Skype với môn Toán, Tiếng Anh; trên phần mềm Zoom với môn Hóa học. Mỗi nhóm học có 5-7 người với sự hướng dẫn của các thầy-cô giáo. Cách học này giúp chúng em có thể cùng nhau tương tác, trao đổi với giáo viên. Có gì không hiểu, chúng em trực tiếp hỏi thầy cô và cùng tham khảo trên mạng. Bên cạnh đó, chúng em vào trang truyền hình của địa phương để nắm bắt thêm kiến thức được giáo viên truyền đạt. Vì vậy, lượng kiến thức luôn được củng cố, giúp chúng em sẵn sàng quay lại trường học khi hết dịch Covid-19”.
Em Nguyễn Phúc Hoàng Lịch (học sinh lớp 9A1, Trường THCS Nguyễn Khuyến) tham gia học trực tuyến trên nhóm Skype do cô giáo hướng dẫn. Ảnh: N.T
Em Nguyễn Phúc Hoàng Lịch (học sinh lớp 9A1, Trường THCS Nguyễn Khuyến) tham gia học trực tuyến trên nhóm Skype do cô giáo hướng dẫn. Ảnh: N.T
Em Lương Thị Quỳnh Anh-học sinh lớp 12A1 (Trường THPT Trần Cao Vân) nhìn  nhận: “Cách học trên truyền hình có điểm thuận lợi là được nghe chính thầy cô ở địa phương mình giảng dạy, sát với chương trình học nên em thấy gần gũi, dễ học. Các phần mềm như: Zoom, Viettelstudy… giúp chúng em tương tác tốt với nhau, cùng củng cố lại kiến thức để tham gia kỳ thi THPT Quốc gia sắp đến”.
Theo khảo sát mới đây, có 70% phụ huynh học sinh ở các trường vùng thuận lợi đã đăng ký dịch vụ sổ liên lạc điện tử (SMAS) nên thường xuyên theo dõi lịch học, nhắc nhở, đôn đốc con em mình tự ôn tập. Đồng thời, phụ huynh cũng liên hệ với giáo viên qua hệ thống tin nhắn Zalo, Facebook để trao đổi nội dung học tập, phối hợp quản lý học sinh có hiệu quả trong thời gian nghỉ học. Tuy nhiên, để việc học không chỉ là hình thức, tránh sự nhàm chán, gây áp lực đối với học sinh, ông Phạm Xuân Phúc đề nghị: “Việc dạy học phải có sự chỉ đạo thống nhất từ đối tượng học, nội dung, tài liệu, chương trình, phương pháp, phần mềm giảng dạy để có thể đánh giá hiệu quả. Đồng thời, cơ sở vật chất ở một số trường vùng khó khăn còn thiếu thốn nên việc sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm học trực tuyến còn nhiều hạn chế, đặc biệt là học sinh còn thiếu kỹ năng sử dụng, thực hành… Vì vậy, giáo viên phải phối hợp với phụ huynh kịp thời kiểm tra, nhắc nhở, động viên, khuyến khích học sinh tham gia ôn tập nghiêm túc. Đối với nội dung học, cần bám sát chỉ đạo của Bộ, Sở và phát huy tính sáng tạo để thu hút học sinh. Ngoài ra, ban giám hiệu các trường cần động viên, kiểm tra việc thực hiện học trực tuyến theo chương trình dạy và đề án đã gửi lên Phòng GD-ĐT nhằm đảm bảo việc dạy và học diễn ra nghiêm túc, hiệu quả”.
NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.