Chư Pưh: Nông dân xót xa nhìn tiêu chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiêu chết nhanh, chết chậm (thối gốc, rễ) luôn là nỗi ám ảnh lớn của người nông dân bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một biện pháp nào để khắc phục hiệu quả căn bệnh này. Với người trồng tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, năm nay lại là một mùa vụ buồn khi mà diện tích tiêu tàn lụi ngày một tăng. Thậm chí, ở nhiều hộ gia đình, số lượng tiêu sống chỉ còn vài trụ.

Dẫn tôi ra thăm vườn dưới tiết trời mưa chiều rả rích, anh Siu Yak (thôn Dơ Keo, xã Ia Hla) nói trong tuyệt vọng: “Đấy, phóng viên xem, cả 1.200 trụ tiêu giờ chết hết, chỉ còn vài trụ mà cũng chưa chắc sống được nữa. May mà thu mấy vụ trước, mình gom góp xây được căn nhà, chứ chờ xong vụ này mới xây thì chắc là không có nhà ở rồi”.
 

Nhiều vườn tiêu ở thôn Dơ Keo, xã Ia Hla chỉ còn vài trụ tiêu xanh. Ảnh: Hồng Thi
Nhiều vườn tiêu ở thôn Dơ Keo, xã Ia Hla chỉ còn vài trụ tiêu xanh. Ảnh: Hồng Thi

Không chỉ anh Yak mà gần như toàn bộ người trồng tiêu ở các thôn: Dơ Keo, Cây Xoài, Tai Per… cũng trong tâm thế tương tự. Trong một diện tích rộng lớn cỡ vài ngàn trụ tiêu nơi đây, màu xanh chỉ còn lát đát xen lẫn. Ai cũng đắng lòng khi nhìn những vườn tiêu xanh mướt hôm nào của mình giờ chỉ còn trơ cành đen đúa. “Biết bệnh đấy, cũng phun thuốc, bỏ thuốc cho khỏi bị thối gốc rễ rồi mà tiêu vẫn chết, chẳng thể cứu được thì chỉ biết đứng ngó thôi, bao nhiêu công sức tiền bạc đổ vào đó, tiếc lắm. Giờ nhà nào cũng chuẩn bị nhổ trụ, cày xới đất, chờ 2-3 năm sau mới dám trồng lại”- anh Siu Yak ngậm ngùi nói thêm.

Xung quanh tình trạng tiêu chết trên địa bàn xã Ia Hla, ông Nguyễn Đức Tôn-Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Theo thống kê sơ bộ, hiện tại, số lượng tiêu chết tại địa phương khoảng 30-40 ha, nặng nhất là thôn Cây Xoài, cây tiêu gần như bị xóa sổ. Bà con nơi đây đã nghèo, trông chờ vào cây tiêu để xóa đói giảm nghèo thì nay đang có nguy cơ đói khổ hơn”.

 

Ở một số xã khác trên địa bàn huyện Chư Pưh như: thị trấn Nhơn Hòa, Ia Phang, Ia Le, Ia Blứ, Ia Hrú, Chư Don… tiêu cũng chết rải rác từ vài trụ đến vài trăm trụ. Gia đình bà Ksor H’Dil (làng Chư Pố II, xã Ia Phang) trồng được hơn 500 trụ thì giờ chỉ còn khoảng 200. Hơn 300 cây tiêu phần khô héo trên cây, phần được gia đình kéo chất đống vứt trước nhà. Một số trụ cũng bắt đầu vàng lá, héo thân, báo hiệu sắp chết. Bà H’Dil xót xa: “Mình không có ruộng, chồng mất sớm, con lại đông, miếng cơm chỉ trông chờ vào vài đồng tiền làm thuê và 3 sào tiêu này. Năm ngoái mình thu được 65 triệu đồng, mừng lắm. Còn giờ, chắc đói rồi, tiêu chết hết thế này mà”.
 

Chị Rơ Mah H’Byin tranh thủ hái trái trước khi những trụ tiêu lụi tàn. Ảnh: Hồng Thi
Chị Rơ Mah H’Byin tranh thủ hái trái trước khi những trụ tiêu lụi tàn. Ảnh: Hồng Thi

Dù chưa đến mùa thu hoạch nhưng đi ngang một vài thôn, làng ở Chư Pưh, tôi vẫn có thể dễ dàng bắt gặp người dân phơi tiêu trên sân. Ấy là số tiêu được bà con hái vội trước khi trụ tiêu chết để vớt vát công sức và vốn liếng đã đầu tư. Những hạt tiêu non mà người trồng tiêu gọi là hạt lép này, được thương lái mua với giá 70.000 đồng, bằng một nửa giá tiêu trên thị trường ở thời điểm hiện nay. Vừa thoăn thoắt đôi tay bên trụ tiêu đang có dấu hiệu tàn lụi, chị Rơ Mah H’Byin (làng Chư Pố II, xã Ia Phang), buồn bã: “Từ đầu mùa mưa tới giờ, tiêu nhà tôi bị chết hơn 50 trụ rồi. Trước tiêu chết thì bỏ thôi vì trái còn non lắm, giờ thì hái để bán hạt lép, giá thấp nhưng đỡ hơn là chẳng có gì”.

Liên quan đến vấn đề hỗ trợ và giúp người dân phòng-chống bệnh trên cây hồ tiêu, ông Nguyễn Xuân Hoàng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh, cho hay: So với năm ngoái, số lượng tiêu chết trong năm nay trên địa bàn huyện đã giảm và xảy ra rải rác ở các địa phương chứ không tập trung trên diện rộng. Hiện chúng tôi đang tiếp tục rà soát. Đồng thời, để giúp người dân nhận biết và phòng trừ dịch bệnh ở tiêu, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cũng đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Huế mở lớp tập huấn chuyển giao quy trình công nghệ phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây hồ tiêu trên địa bàn huyện với tổng kinh phí thực hiện hơn 283 triệu đồng.

 

Thành phần tham gia lớp tập huấn bao gồm cán bộ làm công tác quản lý nông-lâm nghiệp, cán bộ đoàn thể làm công tác tuyên truyền và nông dân có kinh nghiệm trồng tiêu. Đến nay, đã tổ chức được 4 đợt, đợt cuối cùng sẽ tiến hành sau khi thu hoạch xong. Sau khi tập huấn, nhận thức của bà con cũng ngày được nâng cao, họ có thể tự điều tra, phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng trừ các loại dịch hại linh hoạt, có hiệu quả và bền vững.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm