Chư Prông: Giáo viên bị chậm lương 3 tháng vì thiếu kế toán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đời sống, sinh hoạt của hàng chục cán bộ, giáo viên trườngTHCS Phan Bội Châu, Tiểu học Nguyễn Thái Học, Mẫu giáo 19-5 của xã Ia Bang (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) bị ảnh hưởng do 3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 8) không được nhận lương.
Thầy Nguyễn Minh Hảo-Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu xác nhận việc này và cho biết do kế toán nhà trường nghỉ và kế toán mới chưa được phân bổ về nên mới xảy ra sự việc trên. Đầu năm 2018, huyện đã bố trí cho trường 1 kế toán và kiêm nhiệm vụ trách thêm 2 trường tiểu học và mầm non của xã. Việc kế toán xin nghỉ việc, nhà trường có báo cáo với lãnh đạo Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện và được biết sẽ điều động kế toán về phụ trách trong thời gian sớm nhất.
“Đã 3 tháng nay, cán bộ, giáo viên của trường trong xã chưa nhận được lương. Hiện nay, nhà trường chưa có kế toán mới nên chưa chi trả lương cho cán bộ, giáo viên. Không chỉ chậm lương, các chế độ theo quy định cũng bị chậm, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của giáo viên. Lãnh đạo nhà trường đã động viên các thầy, cô giáo cố gắng khắc phục khó khăn trong khi chờ kế toán mới. ”-thầy Hảo chia sẻ.
Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Bang, huyện Chư Prông). Ảnh: Ngọc Sang
Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Bang, huyện Chư Prông). Ảnh: Ngọc Sang
Còn thầy Nguyễn Văn Thảo-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học thìviệc chậm lương đến 3 tháng đã làm cho cán bộ, giáo viên nhà trường gặp không ít khó khăn trong đời sống sinh hoạt. Đặc biệt, một số giáo viên vay ngân hàng thì phải vất vả xoay xở khi đến hạn trả lãi. “Đa số giáo viên của trường là người ở đây, việc chi phí cho sinh hoạt hàng ngày cũng đỡ được phần nào. Bởi vì, việc mua thức ăn hàng ngày cho gia đình đến tháng chúng tôi mới trả một lần. Việc bị chậm lương họ hiểu và thông cảm nên vẫn bán cho chúng tôi bình thường, khi nào nhận được lương thì trả, không có vấn đề gì”-thầy Nguyễn Văn Thảo tâm sự.
Nguyên nhân cán bộ, giáo viên 3 đơn vị trường học của xã Ia Bang bị chậm lương 3 tháng nay, bà Phạm Thị Thu Hằng-Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông cho biết: Hiện Phòng đang quản lý 62 đơn vị trường học trên địa bàn huyện. Đầu năm 2018, Phòng giao tự chủ về tài chính cho các trường tự quản lý. Mỗi xã được biên chế 1 kế toán phụ trách các đơn vị trường trên địa bàn. Tháng 6-2018, Phòng đã nhận được thông báo của cô Đinh Thị Bé-kế toán Trường THCS Phan Bội Châu chuyển công tác vào tỉnh Bình Dương, lập tức chúng tôi đã ra thông báo về việc chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức kế toán trường học để các viên chức kế toán trường học trên địa bàn huyện biết có sự luân chuyển công tác trong thời gian đến. Bên cạnh đó,  Phòng cũng đã thông báo cho lãnh đạo của 3 trường nói trên tạm thời nên có hợp đồng tuyển kế toán để thực hiện việc trả lương và các khoản khác cho cán bộ, giáo viên trong thời gian đợi kế toán mới.
Cũng theo bà Hằng, việc ra thông báo chuyển đổi, điều động vị trí công tác đối với viên chức kế toán trường học đến nhận nhiệm vụ ở trường khác phải mất một tháng. Vì sau khi ra thông báo phải chờ xem họ có ý kiến gì không trong việc nhận công tác ở nơi mới. Sau một tháng ra thông báo, Phòng không nhận được sự phản hồi nào của các tổ chức và cá nhân được thông báo, chúng tôi mới làm tờ trình gửi Phòng Nội vụ để làm thủ tục trình Chủ tịch UBND huyện ra quyết định điều chuyển công tác cho kế toán phụ trách các trường. Để ra quyết định điều chuyển cũng phải mất 1 tháng vì phải căn cứ theo trình tự quy định của các luật hiện hành. Mặt khác, về phía các trường của xã Ia Bang cũng gặp không ít khó khăn, vì trong thời gian này lại không có ai ký hợp đồng làm kế toán. Theo lãnh đạo các trường, không ai hợp đồng nhận làm việc 1 hoặc 2 tháng vì thời gian quá ngắn.
“Ngày 24-8-2018, Chủ tịch UBND huyện đã ký các quyết định 2081, 2082, 2083, 2084 về điều chỉnh việc bố trí, sắp xếp kế toán cho các đơn vị trường học, trong đó có kế toán cho các trường ở xã Ia Bang trong đầu tháng 9 này. Như vậy, hàng chục cán bộ, giáo viên của 3 trường nói trên sẽ được nhận lương trong thời gian sớm nhất”-bà Phạm Thị Thu Hằng cho biết thêm.
Ngọc Sang

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.