Chư Prông: Đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Chư Prông, Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Qua đó, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học đã từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản về giáo dục.
Bà Phạm Thị Thu Hằng-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Prông-cho biết: “Để nâng cao chất lượng dạy và học, ngành GD-ĐT huyện đã chọn 3 khâu đột phá là: bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Cùng với đó, ngành cũng triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua như: “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động “Mỗi thầy-cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia”.
 Học sinh Trường Tiểu học Hùng Vương (thị trấn Chư Prông) đọc sách tại thư viện đa năng. Ảnh internet
Học sinh Trường Tiểu học Hùng Vương (thị trấn Chư Prông) đọc sách tại thư viện đa năng. Ảnh internet
Cũng theo bà Hằng, song song với việc chọn các khâu đột phá và thực hiện các cuộc vận động lớn thì ngành GD-ĐT huyện còn tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tham gia đào tạo nâng chuẩn; tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực thực tế, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá… Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo có năng lực, phẩm chất tốt, tâm huyết với nghề; huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo điều kiện để học sinh tiến bộ.
Chúng tôi có mặt tại Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (xã Ia Lâu) khi giáo viên đang cho các em học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1 học tiếng Việt tại Thư viện của trường. Các cô giáo sử dụng đồ vật, các loại hoa quả quen thuộc mà học sinh thường xuyên tiếp xúc để giúp các em đánh vần, ghép các âm tiết. Nói về việc dạy tiếng Việt cho các em học sinh dân tộc thiểu số, thầy Lê Văn Hữu-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: “Ia Lâu là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Khả năng nói tiếng Việt của các em học sinh dân tộc thiểu số có phần hạn chế. Chính vì thế, chúng tôi tăng cường dạy 2 buổi/ngày để các em có thể sử dụng thành thạo tiếng Việt. Cùng với đó, đội ngũ giáo viên của trường cũng luôn tìm tòi, sáng tạo nhiều hình thức dạy và sinh hoạt phong phú để các em bắt kịp các bạn người Kinh”.
Bên cạnh việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thì công tác giáo dục mũi nhọn cũng được ngành GD-ĐT huyện Chư Prông rất chú trọng. Nhiều năm qua, Chư Prông luôn đứng trong tốp đầu về số lượng học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh khối THCS. Tiêu biểu như năm học 2018-2019, tỷ lệ học sinh của huyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải chiếm 77,3%. Đặc biệt, trong 3 năm học vừa qua (2016-2017, 2017-2018, 2018-2019), đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của huyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh có 100% đạt giải; đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý có 18/20 em dự thi đạt giải... Một số trường nhờ đầu tư tốt nên có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, điển hình như Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Prông). Năm học 2018-2019, trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh, toàn tỉnh có 11 giải nhất thì 3 giải thuộc về học sinh của trường.
Cùng với đó, chất lượng giáo dục đại trà của huyện Chư Prông cũng từng bước được nâng lên. Cụ thể, tỷ lệ học sinh bậc tiểu học hoàn thành chương trình đạt 100%; ở bậc THCS, tỷ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi chiếm hơn 37%. Công tác huy động trẻ đến trường và duy trì sĩ số học sinh cũng được chú trọng. Hiện nay, huyện Chư Prông có 14 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
“Theo lộ trình đến năm học 2020-2021, huyện Chư Prông sẽ tiếp tục giảm thêm 30 điểm trường và 4 đơn vị trường học. Để nâng cao chất lượng giáo dục, ngành sẽ tiếp tục triển khai công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên. Ngành cũng sẽ tăng cường kiểm tra, đôn đốc các trường duy trì tốt sĩ số học sinh; bố trí giáo viên có chất lượng làm công tác chủ nhiệm nhằm tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng dạy và học”-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Prông thông tin thêm.
VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.