Chư Prông chủ động ứng phó thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chư Prông thường xuyên bị ngập lụt cục bộ mỗi khi mưa lớn. Để chủ động ứng phó với những diễn biến thất thường của thời tiết trong mùa mưa bão năm nay, Ban Chỉ đạo Phòng-chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN) huyện đã triển khai các phương án sẵn sàng ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

  Bà con nạo vét kênh mương. Ảnh: Đức Thụy
Bà con nạo vét kênh mương. Ảnh: Đức Thụy

Thống kê của Ban Chỉ đạo PCLB và TKCN huyện Chư Prông, trong mùa mưa bão năm 2013, toàn huyện xảy ra một số trận lốc xoáy tại các xã Ia Phìn, Ia Lâu, Ia Drăng…, nhất là tình trạng ngập lụt cục bộ tại các vùng trũng thấp như Ia Lâu, Ia Piơr… gây thiệt hại nặng nề về tài sản và hoa màu cho người dân. Thiệt hại nặng nhất là trong cơn bão số 8 khi mưa lớn kéo dài, chỉ trong một thời gian ngắn lượng nước từ các con suối khác đổ dồn về suối Ia Lốp làm mực nước dâng cao nhanh, nhấn chìm 207 ngôi nhà tại 2 xã Ia Lâu, Ia Piơr ngập 0,2 mét đến 1,5 mét. Trận lụt này đã làm tuyến đường giao thông từ trụ sở UBND xã Ia Lâu đi vào các thôn Phố Hiến và làng Đút bị ngập tại 2 điểm cầu tràn sâu đến 2 mét. Tại xã Ia Piơr đường giao thông từ cầu treo đi qua thôn Yên Hưng, Yên Bình, làng Phung vào thôn Đoàn Kết dài 7 km nhưng có đến 7 điểm bị ngập lụt gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại của người dân. Ban Chỉ đạo PCLB và TKCN huyện và các xã đã có mặt kịp thời động viên, hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.

Trước những thiệt hại do thiên tai gây ra và theo nhận định của cơ quan chuyên môn, mùa mưa bão năm 2014 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất. Đặc biệt, mưa cuối mùa có thể gây ngập lụt cục bộ tại các vùng trũng, thấp. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, từ đầu mùa mưa đến nay, Ban Chỉ đạo PCLB và TKCN huyện Chư Prông đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng-chống lụt bão cho các xã, thị trấn sát với nhu cầu thực tế. Kiểm tra các vị trí xung yếu ở các ao, hồ đập. Xây dựng các phương án huy động và bố trí lực lượng, vật tư khi có tình huống xảy ra… tổ chức các lực lượng túc trực 24/24 giờ mỗi khi có mưa lớn xảy ra.

Một trong những thuận lợi trong công tác phòng-chống lụt bão trên địa bàn huyện là ngoài Ban Chỉ đạo cấp xã, ở các thôn, làng đều có các lực lượng tình nguyện, xung kích sẵn sàng ứng phó giúp dân khi có tình huống xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Gặp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, Thường trực Ban Chỉ đạo PCLB và TKCN huyện Chư Prông cho hay: “Ban Chỉ đạo PCLB và TKCN huyện vừa cấp bổ sung thêm cho các xã Ia Lâu, Ia Piơr mỗi xã 10 áo phao và phao cứu sinh để phục vụ công tác PCLB. Bên cạnh đó, vận động nhân dân các xã không bị ngập nước tập trung chặt tỉa cây cối để đảm bảo an toàn khi có gió lớn xảy ra. Đặc biệt, các xã vùng trũng, thấp như Ia Lâu, Ia Piơr… tích cực nạo vét kênh mương, cống rãnh để thoát nước kịp thời. Cắm mốc không cho người dân qua lại sông suối và đoạn đường bị ngập lụt. Ngành Y tế cũng đang tích cực chuẩn bị các loại thuốc, hóa chất dự trữ phục vụ công tác phòng-chống lụt bão… Tuyên truyền vận động nhân dân không ở lại các chòi rẫy khi có mưa lớn hoặc áp thấp nhiệt đới xuất hiện. Đặc biệt lưu ý đến hệ thống giao thông các tuyến đường của thôn Đoàn Kết hay bị ngập lụt, dễ bị ách tắc lưu thông do thời tiết bất thường. Bên cạnh đó, phương tiện, vật tư phòng-chống lụt bão vẫn còn nhiều hạn chế là một trong những khó khăn trong công tác phòng-chống lụt bão hiện nay trên địa bàn huyện”.

Chư Prông là một trong những địa phương thường xuyên chịu thiệt hại do lốc xoáy và ngập úng cục bộ vào mùa mưa. Vì vậy, chủ động ứng phó với những diễn biến thất thường của thời tiết trong thời điểm hiện nay là một trong những biện pháp hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.