Chủ động dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Sở Công thương Gia Lai đã phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại xây dựng kế hoạch đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Sở Công thương đã đôn đốc doanh nghiệp đầu mối, siêu thị, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết. Ảnh: V.T
Sở Công thương đã đôn đốc doanh nghiệp đầu mối, siêu thị, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết. Ảnh: V.T

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo dự trữ của doanh nghiệp đầu mối kinh doanh thương mại và kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của các địa phương, dự kiến tháng 12-2023 tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 14.320 tỷ đồng. Trong tháng 1 và tháng 2-2024 sức mua dự kiến sẽ tăng cao, nên tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 33.500 tỷ đồng. Trong đó, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1-2024 ước đạt 16.000 tỷ đồng (tăng 11,73% so với tháng 12-2023); tháng 2-2024 ước đạt 17.500 tỷ đồng (tăng 22,2% so với tháng 12-2023 và tăng 9,38% so với tháng 1-2024 là tháng cận Tết).

Với kế hoạch này, dự kiến tổng lượng hàng hóa đối với nhóm lương thực, thực phẩm hơn 9.463 tỷ đồng; nhóm nguyên liệu, vật liệu hơn 9.944 tỷ đồng; nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng 1.698 tỷ đồng; hàng may mặc 8.586 tỷ đồng; hoa Tết 47 tỷ đồng; hàng hóa dịch vụ khác 3.808 tỷ đồng.

Việc chủ động hàng hóa tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân mua sắm Tết. Ảnh: V.T
Việc chủ động hàng hóa tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân mua sắm Tết. Ảnh: V.T

Hiện nay, Sở Công thương đã đôn đốc doanh nghiệp đầu mối, siêu thị, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh chuẩn bị nguồn hàng, có kế hoạch phân bổ hàng cho đại lý trực thuộc nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, không để thiếu hàng, sốt giá; có kế hoạch tập kết hàng hóa về kho dự trữ trong tháng 12-2023, trong đó tập trung các mặt hàng thiết yếu như: nguyên nhiên liệu, năng lượng, lương thực, thực phẩm, bánh mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, văn hoá phẩm, hàng may mặc… Yêu cầu các siêu thị, doanh nghiệp kinh doanh thương mại tích cực phối hợp tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn với những ngành hàng thiết yếu như: thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, hàng may mặc, hàng điện tử, điện lạnh phục vụ nhu cầu đón Tết của nhân dân vùng sâu, vùng xa. Vận động các doanh nghiệp tăng cường tổ chức chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm đáp ứng tốt nhu cầu và quyền lợi người tiêu dùng…

Đồng thời, yêu cầu Công ty cổ phần Thương mại Gia Lai là đơn vị chủ lực với lợi thế có trên 40 đầu xe tải phân phối hàng cho hệ thống bán lẻ, đại lý của công ty và tham gia đưa hàng hóa về vùng sâu, vùng xa. Thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối và thương nhân phân phối có kế hoạch dự trữ, phân bổ nguồn hàng cho hệ thống cửa hàng trực thuộc và hệ thống đại lý theo quy định, đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Công ty Điện lực Gia Lai đảm bảo cung ứng điện đầy đủ, ổn định và có phương án dự phòng cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là nơi công cộng diễn ra lễ hội, khu vui chơi…

Có thể bạn quan tâm

Tất cả cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử. Ảnh: S.C

Tăng cường kiểm tra hóa đơn điện tử trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu

(GLO)- L.T.S: Gia Lai được xếp vào nhóm 20 địa phương hoàn thành sớm mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, P.V Báo Gia Lai phỏng vấn ông Trần Quang Thành-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực XIV.

Các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh được hỗ trợ tham gia nhiều chương trình xúc tiến thương mại. Ảnh: V.T

Mở rộng thị trường cho sản phẩm chủ lực

(GLO)- Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực, năm 2025, các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai tập trung triển khai chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) thị trường trong nước qua việc tổ chức và tham gia nhiều hội chợ triển lãm, phiên chợ, kết nối cung cầu, kết nối giao thương.

Gia Lai: Tăng cường kiểm soát giá thực phẩm những ngày cận Tết

Gia Lai: Tăng cường kiểm soát giá thực phẩm những ngày cận Tết

(GLO)-Những ngày cận Tết Nguyên đán, thị trường hàng hóa bắt đầu sôi động, một số loại thực phẩm tươi sống đã tăng giá. Hiện ngành chức năng đã tăng cường công tác nắm bắt, theo dõi diễn biến giá cả để kịp thời xử lý nghiêm hành vi tăng giá đột biến, gây tác động tiêu cực đến thị trường.

Chị Lê Thị Thúy Nga (tổ 1, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) tranh thủ mua sắm trong giờ nghỉ trưa. Ảnh: T.N

Săn sale dịp Tết

(GLO)- Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, nhiều người tiêu dùng có thói quen “săn sale” bởi đây là cách tiết kiệm hiệu quả cả về chi phí lẫn thời gian, nhất là vào những dịp lễ, Tết.

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

(GLO)- Ngày 17-1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.