'Chồng đâu, mà chị sửa xe một mình?'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiệm sửa xe Thiện ở gần chợ Bờ Ngựa, H.Bình Chánh, TP.HCM thường có hai vợ chồng cùng sửa xe cho khách. Nhưng mấy tháng qua, tiệm chỉ còn người vợ lẻ loi mưu sinh, bởi người chồng đã đột ngột qua đời do Covid-19.
Một số khách ở xa lâu ngày trở lại tiệm sửa xe Thiện, ngạc nhiên khi thấy chỉ mình chị Nguyễn Thị Phương Tú (36 tuổi) lầm lũi với mớ đồ nghề. Có người thắc mắc: “Ủa, chồng chị đâu rồi, mà để chị sửa xe một mình?”. Chị Tú cười buồn: “Ảnh đi du lịch rồi... Nói vậy thôi, chứ ảnh mất vì Covid-19”. Khách chưng hửng, còn chị Tú cúi mặt giấu giọt nước mắt trào ra.
 
Chồng mất, chỉ còn mình chị Phương Tú sửa xe. Ảnh: Như Lịch
Chồng mất, chỉ còn mình chị Phương Tú sửa xe. Ảnh: Như Lịch
Lần vá xe cuối cùng...
Đầu năm nay, tôi đến chỉnh lại bình xăng con tại tiệm sửa xe Thiện, gần chợ Bờ Ngựa (đường Hưng Nhơn, xã Tân Kiên, H.Bình Chánh). Tôi nhận thấy cuốn lịch cũ treo tường “đứng lại” ở ngày 22.7.2021. Chị Nguyễn Thị Phương Tú giải thích: “Đó là ngày chồng em mất vì Covid-19”. Chỉ một số đồ vật trong tiệm, chị nói thêm: “Đôi dép nhựa em đang mang đây, cái nón bảo hiểm ghi tên Thiện này đều là của chồng em. Má chồng kêu đốt hết, nhưng em giữ lại chứ không bỏ, đặng mong ảnh phù hộ cho em làm nuôi mấy đứa nhỏ”.
Được biết, chồng chị Tú (sinh năm 1972) là thợ sửa xe gắn máy lành nghề. Từ thời thanh niên, anh mở tiệm sửa xe Thiện trên miếng đất nhỏ thuê lại của người bà con. Trong khi đó, chị Tú vốn là công nhân thủy sản. 14 năm qua, từ khi lập gia đình, chị Tú theo chồng làm nghề sửa xe. Ngoài ra, chị còn tranh thủ đi mua ve chai dạo. Cuộc sống dẫu vất vả, vợ chồng chị vẫn hạnh phúc và quyết chí lo cho hai đứa con ăn học đến nơi đến chốn.
Tiệc sinh nhật dang dở
Từ khi lập gia đình, năm nào chị Tú cũng tổ chức sinh nhật đơn sơ mà ấm cúng cho chồng, con mình. Còn chị chỉ “vui ké, ăn ké” theo sinh nhật của chồng con, chứ chưa bao giờ làm tiệc sinh nhật cho bản thân. Theo chị Tú, trước sinh nhật năm ngoái của chị, chồng chị nói với hai đứa con: “Suốt mười mấy năm nay, mẹ đã chịu cực khổ, hy sinh mọi thứ cho cha con mình. Nhưng ba không lo được cho mẹ gì hết, chưa bao giờ mua cái bánh kem để tặng sinh nhật mẹ. Từ nay ba sẽ bù đắp cho mẹ, cha con mình tổ chức tiệc sinh nhật đầu tiên cho mẹ nha”.
Thế nhưng đại dịch Covid-19 đợt thứ tư bùng phát phức tạp, tại TP.HCM thời gian đó phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Không mua được bánh kem, chồng chị Tú đã mua qua mạng 6 hũ bánh mứt, chờ tới sinh nhật chị Tú (ngày 31.7) là đãi ba mẹ con. Vậy mà ước mơ về buổi tiệc sum vầy vĩnh viễn không thành, khi chồng chị nhiễm Covid-19 rồi qua đời hơn một tuần trước sinh nhật vợ. Chị Tú nghẹn ngào cho biết khi chị định lấy mấy hũ bánh mứt cho con ăn, hai đứa nhỏ cứ khóc miết, nói: “Thôi mẹ ơi, mình để dành kỷ niệm của ba, tụi con ăn không nổi!”.
 
Giữa tháng 7.2021, khi đợt dịch thứ tư như cơn sóng thần ập đến khốc liệt, chồng chị Tú đóng cửa tiệm sửa xe để phòng chống dịch. Trong lúc đó, có một người bị bể bánh xe, dẫn bộ giữa trời nắng chang chang mà không nơi nào nhận sửa, đã đến gõ cửa năn nỉ nhờ chủ tiệm vá lốp. Vốn hay thương người, chồng chị Tú đã không nỡ từ chối. Theo chị Tú, dù không rõ nguồn lây từ đâu, nhưng sau lần vá xe cuối cùng ấy, ông xã chị nhiễm bệnh rồi chết vì Covid-19.
Chị Tú cho hay trong lúc chờ nhân viên y tế địa phương đưa đi điều trị, ông xã chị tự cách ly tại tiệm sửa xe. Còn chị Tú chăm sóc hai đứa con nhỏ ở nhà và chạy ra, chạy vô tiếp tế cho chồng. Gần 4 giờ sáng 22.7.2021, chị Tú đem cháo ra cho chồng thì thấy anh khó thở. Vừa vuốt ngực cho chồng, chị Tú vừa gọi điện cầu cứu khắp nơi, nhưng bệnh trạng của anh đã nguy kịch và không qua khỏi... Nhớ lại giây phút ám ảnh, chị Tú bật khóc: “Không có nỗi đau nào bằng khi thấy người thân chết trước mặt mình mà mình không làm gì được để cứu. Nỗi đau này nó đau dữ lắm, chị ạ! ”.
Ba ngày sau khi chồng qua đời, chị Tú và con gái đầu (13 tuổi, học lớp 7) phải đi cách ly tập trung do bị nhiễm Covid-19. Thời gian đó, con trai chị (12 tuổi, học lớp 6) thuộc diện F1 ở nhà một mình tự chăm sóc bản thân. Sau đó, chị Tú đã cạo đầu để cầu nguyện cho chồng được siêu thoát.
Làm thợ chính lẫn thợ phụ
Từ đầu tháng 10.2021, khi TP.HCM bước vào giai đoạn “bình thường mới”, chị Tú mở lại tiệm sửa xe Thiện. Trong cái tiệm nhỏ này, chị Tú luôn mường tượng hình bóng thân thuộc của người chồng lưu dấu khắp nơi. Có những khách ở xa không biết biến cố gia đình chị, hỏi thăm: “Anh đi đâu rồi, để chị sửa xe một mình vậy?”.
Chị Tú cho hay chị biết vá lốp, thay ruột xe, thay nhớt, bố thắng, sên nhông dĩa, bạc đạn… Trước đây, những cái nào khó, chị tháo ra cho chồng sửa, xong xuôi chị ráp lại. Mấy tháng qua, thợ chính hay thợ phụ, cũng chỉ mình chị.
 
Mẹ con chị Tú chưa thể nguôi ngoai nỗi đau
Mẹ con chị Tú chưa thể nguôi ngoai nỗi đau
Trong lúc sửa xe cho tôi, chị Tú chia sẻ những kỷ niệm trong nghề của vợ chồng chị: “Cái móng chân này hư luôn là do hồi đó em phụ ảnh sửa xe, ảnh làm rớt cái búa giập nguyên móng chân của em. Nhiều khi ảnh cầm mỏ lết quơ trúng làm em bị u cái trán, con mắt. Người ta ghẹo em bị chồng đánh hả, còn ảnh nói tui làm tới đâu đụng tới đó, khiến vợ tui bị tai nạn hoài”.
Hàng xóm và những khách từng sửa xe nơi đây thương tiếc chủ tiệm hiền lành, tốt bụng mà vắn số. Họ nhắc lại những chuyện anh đã hào hiệp sửa xe cho người gặp hoạn nạn không lấy tiền, hoặc lấy giá rẻ, cho thiếu nợ mà... quên đòi. Anh Hoàng (38 tuổi, quê Đồng Tháp) kể: Cách đây vài năm, anh Hoàng dẫn bộ chiếc xe bị chết máy tới tiệm sửa xe Thiện nhờ sửa vào lúc gần nửa đêm. Anh Hoàng nói với chủ tiệm là gia đình anh mới có người mất, giờ trong túi không có ngàn nào hết, chừng nào lên lại sẽ trả nợ. Chủ tiệm sốt sắng: “Vô tui sửa cho, hổng sao đâu”. Sau này anh Hoàng quay lại trả tiền, nhưng chủ tiệm... không dám nhận với lý do: “Tui nhớ có sửa xe cho anh, nhưng giờ hổng nhớ đã lấy tiền hay chưa. Tui sợ lấy dư của người khác, mắc công mang tội”. Anh Hoàng phải năn nỉ đủ kiểu, người thợ sửa xe mới chịu nhận tiền.
 
Chị Tú bên kỷ vật của người chồng quá cố
Chị Tú bên kỷ vật của người chồng quá cố
Gần đây, để tiết kiệm chi phí, chị Tú đã trả lại mặt bằng mà chồng chị thuê làm chỗ mưu sinh bấy lâu. Như vậy, tiệm sửa xe Thiện ở gần chợ Bờ Ngựa tồn tại hàng chục năm, nay đã không còn. Thay vào đó, chị hành nghề sửa xe và mua bán ve chai tại nhà mình (số 19 đường số 1A, ấp 2, xã Tân Kiên, H.Bình Chánh)...
Bất đắc dĩ trở thành trụ cột và là lao động duy nhất trong nhà, chị Tú an ủi bản thân ráng làm kiếm tiền nuôi con ăn học. Chị tâm sự đôi khi phải giấu nỗi buồn, để các con còn có điểm tựa trong đời. (còn tiếp)
Theo Như Lịch (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null