Chọn thuốc phù hợp trị bé ho, ngạt mũi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu bé chỉ ho mà không ngạt mũi thì chỉ dùng thuốc ức chế ho, không dùng các thuốc điều trị kết hợp ho và cảm.

Lưu ý, nếu các biểu hiện bệnh không ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm và hoạt động ban ngày của bé thì không cần dùng thuốc. Thường thì hiệu quả nhất trong điều trị cảm là dùng các biện pháp tự nhiên như xịt mũi bằng nước muối, xông hơi hoặc đơn giản là uống nhiều nước.

Sau đây là một số tình huống thường gặp trong cảm và cách xử lý. Đừng quên rằng thuốc không chữa khỏi bệnh, chúng chỉ khiến bé cảm thấy dễ chịu tạm thời mà thôi.

Ho khan:

Ức chế ho: Nếu bé ho dữ dội, nhất là khi họng khô và ngứa nhưng mũi không chảy nước và không ngạt: sử dụng thuốc ức chế ho một mình trước khi đi ngủ.

 

Ảnh minh họa: Sg.asiaparent.com.
Ảnh minh họa.


Ho có đờm vừa phải:

- Long đờm: Nếu bé ho có đờm nhẹ, chỉ vài lần mỗi giờ và không ảnh hưởng tới giấc ngủ; hoặc có ứ đọng ở ngực, khó ho bật đờm ra thì nên dùng thuốc long đờm. Thuốc làm loãng đờm, gây ho và giúp bé đẩy bật đờm ra dễ hơn.

Ho, ứ đọng ở ngực:

Ức chế ho/long đờm:

- Nếu bé ho có đờm, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ hoặc hoạt động ban ngày, trong khi mũi không chảy và không ngạt: Dùng phối hợp thuốc ức chế ho và thuốc long đờm.

Cũng có thể dùng thuốc ức chế ho một mình nếu bạn không có thuốc long đờm trong tay.

Ngạt mũi:

- Chống ngạt mũi: Nếu bé ngạt mũi nhưng nước mũi chảy không nhiều thì thuốc chống ngạt mũi sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Thuốc cũng giúp làm khô chất xuất tiết.

- Thuốc chống ngạt mũi có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ (trừ khi được kết hợp với thuốc kháng histamin), vì vậy dùng vào ban ngày sẽ tốt hơn.

Ho đêm, ngạt mũi, chảy nước mũi, ứ đọng ở ngực:

Kháng histamin/chống ngạt mũi/ức chế ho

Nên phối hợp các thuốc trên nếu mũi ngứa, ngạt và chảy nước; kèm theo ho nhiều, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Tốt khi sử dụng vào ban đêm vì thành phần kháng histamin sẽ khiến trẻ buồn ngủ. Một số thuốc tổng hợp có thể chứa cả paracetamol, giúp giảm sốt và đau nếu có.

Chảy mũi, ngạt mũi:

Kháng histamin/Chống ngạt mũi. Dùng các thuốc này nếu bé chảy mũi và ngạt mũi gây ảnh hưởng tới giấc ngủ nhưng ít ho. Tốt khi sử dụng vào ban đêm vì thành phần kháng histamin khiến trẻ buồn ngủ. Đa số các thuốc chỉ có tác dụng 4-6 tiếng, vì vậy có thể lặp lại liều thuốc vào ban đêm.

Chọn thuốc đúng cách

Tên biệt dược của thuốc không quan trọng, hãy chú ý vào tên của một hoặc nhiều thành phần thuốc gốc thuộc 4 nhóm nói trên, chúng được ghi phía dưới tên biệt dược. Chẳng hạn thuốc gốc loratadine có thể có các biệt dược khác nhau như Loratidine, Airtalin, Allersil; CBICenlertin; Clarityn... Bạn chỉ cần chú ý vào thành phần thuốc gốc Loratadine là được.

Mai Thương (theo Vnexpress)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.