Chớm đông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những cơn mưa cuối mùa nhắc nhớ có bão xa vừa dứt, trời Tây Nguyên trở nên rỡ ràng. Đón bình minh không còn sương mù dày từng lớp, mưa nhẹ hạt lây phây. Ngày sáng dịu, tia nắng yếu vén da trời xanh lơ. Hoàng hôn chừng như cũng ngắn lại, nhẹ nhàng hơn cùng cảnh sắc. Đã có gió đông về, hiu hiu, lành lạnh.
Tiết trời ngày chớm đông cũng lạ. Không gian tuy khô tạnh song cũng chưa thật ráo hoảnh, vấn vương hơi nước bốc lên từ nền đất ẩm ướt; từ lòng hồ, con suối, dòng sông nào đấy; từ lớp vỏ thân cây, củi mục, rễ dày, bụi rậm qua mấy tháng mưa dầm lên rêu từng mảng, từng lớp đợi thoáng gió về kéo theo nắng nhẹ là bốc hơi, lau se bờ mặt, đưa dòng khí lạnh mơ hồ trôi trong vô định. Gió đông chưa nhiều nên màu trời thoắt đấy mùa thu, vào đầu ngày nhạt nhòa trong làn khói hư ảo, lãng đãng trắng nhờ, lá vàng mấy chiếc buông rơi. Xa trông, núi biếc xây thành, nếp nhà ẩn hiện. Thoắt đấy, vào giữa trưa, đầu chiều mùa xuân đến, mọi thứ đều bừng lên trải mình, ngời sắc trong nắng ấm. Màu trời trong, hiện rõ từng mảng da xanh ngả màu nước biển. Mây trời nhiều, chẳng quá xa, mỏng thôi, không trắng xốp mịn màng cũng chẳng xám mờ, vẩn đục nhẹ nhàng lãng du.
Tôi đi trên những con đường ven đô vừa quen, vừa lạ. Âm thanh tiếng chim trời, tiếng người nói cười trong khu vườn, cánh đồng, rẫy cà phê, hồ tiêu rộn ràng hơn. Sắc xanh chừng như chiếm ngự. Sắc tím hoa mười giờ, sắc vàng hoa cỏ điểm trang khoảnh đất trống ven đường, trước bờ rào, cổng ngõ. Thoắt đấy, về chiều, đông đến thật rồi, nhận ra bởi hướng gió đã rõ, khí lạnh thêm dày, màu trời như chực sụt sùi nỗi niềm gió mưa từ miền xa nào đấy!
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Chớm đông đến lạ, cỏ đuôi chồn, cỏ hồng đồng loạt vươn đài hoa tím thẫm, phơn phớt hồng; dã quỳ từng chùm nụ tròn căng chúm chím sắc vàng đua nhau xòe cánh, cùng rủ nhau đung đưa vờn gió, đón nắng. Cư dân Tây Nguyên, bằng kinh nghiệm, họ đoán biết tiết trời sang đông, mùa khô bắt đầu là lúc những loài hoa hoang dại này đua nhau nở. Giống hoa cỏ dại có sức sống thật diệu kỳ. Mùa khô kéo dài, nắng cả, gió to ràn rạt thổi suốt ngày đêm cho đất bazan tơi khô, hoa nẫu tàn, cành khô lá rụi. Có khi những thảm cỏ ấy bị đốt cháy nham nhở chừng như chẳng còn sự sống, thế mà chỉ cần một trận mưa đầu mùa là thi nhau đâm chồi, bung ra vô số lộc non. Trưởng thành, đi qua ngày mưa dầm dề, lướt thướt, gió quăng quật mà chừng như vô hại với chúng để rồi đón mùa đông về trong bạt ngàn hoa, hoang dại, say đắm lòng người.
Ngày chớm đông, tấm áo ấm, chăn nệm chống rét bày biện nhiều hơn ở các shop, hàng quần áo lưu động ven đường; được giới thiệu nhiều hơn trên các trang bán hàng online. Câu chuyện buổi giao mùa ở mỗi gia đình có nội dung nhắc nhở người già, trẻ con giữ ấm. Giao mùa, giữa đêm người già húng hắng ho; trẻ con dễ bị ấm đầu, sổ mũi.
Rồi đông dần sâu, khí trời thêm lạnh, gió nhiều, màu nắng cũng chuyển sang vàng sậm, hanh hao chói gắt. Nhịp sống nhanh hơn, đuổi theo thời gian công việc về cuối năm. Hoạt động mua bán, sắm sanh, trang hoàng cho ngày Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán cuốn mọi người vào cuộc. Nhà nông tất bật mùa màng chăm bón, thu hái…Vắt mình sang xuân, nhiều cái sẽ đổi khác, bừng lên, mới ra, trẻ lại. Biết ai còn nhớ những ngày chớm đông?
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

(GLO)- Bài thơ "Bé và con hạc giấy" của tác giả Nguyễn Trọng Đồng thể hiện thông điệp về tình bạn đẹp và sự trong sáng trong mối quan hệ giữa trẻ em và thế giới tưởng tượng của mình. Hạc giấy không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của ước mơ và sự tự do trong tâm hồn của bé.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Đoàn thiện nguyện cùng đoàn viên, thanh niên hướng dẫn các em đọc sách được trao tặng từ chương trình Sách về làng tại thư viện nhà trường. Ảnh: Vũ Chi

Sách về làng: Lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó

(GLO)- Chương trình “Sách về làng” do Huyện Đoàn Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty TNHH Joy Foudation và Trường Đại học Văn Lang tổ chức chiều 14-9 tại Trường Tiểu học xã Uar đã mang lại niềm vui, giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thiếu nhi vùng khó.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".