"Chở" Tết ra quê hương hùng binh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Màu biển xanh ngắt, những con tàu đầy ắp hoa mai, hoa cúc, hoa vạn thọ... hướng mũi ra đại dương xanh thẳm.



Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại quê hương Đội hùng binh Hoàng Sa - Lý Sơn (Quảng Ngãi) chứng kiến cảnh tượng nơi đây như khoác lên một tấm áo xuân sau những ngày mưa gió, bão bùng.

Từ bến phà Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) không khí rộn rã tràn ngập. Hàng trăm người lưng đeo ba lô, tay xách những món quà, bình hoa… đợi tàu ra đảo. Phần lớn trong số họ là những người con em ở Lý Sơn sau những tháng ngày làm ăn phương xa trở về quê đón Tết cùng gia đình. Phía dưới cầu cảng, những con tàu hàng tất bật chở hàng hóa, hoa Tết kịp phục vụ người dân Lý Sơn trong những ngày Tết đến.


 

 Những chậu hoa được chuẩn bị vận chuyển xuống tàu, chở ra Lý Sơn. Ảnh: T.Trực
Những chậu hoa được chuẩn bị vận chuyển xuống tàu, chở ra Lý Sơn. Ảnh: T.Trực



Anh Nguyễn Văn Thanh (quê xã An Vĩnh, Lý Sơn), cho biết sau gần 1 năm đi làm ăn ở TP HCM, đến nay mới có dịp trở về thăm quê. "Là thế hệ con cháu của những bậc tiền nhân có công khai phá đất đảo, giữ gìn chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa hàng trăm năm qua, ngày Tết với chúng tôi vô cùng thiêng liêng, ý nghĩa. Bởi vậy, dù đi làm ăn phương xa ở đâu đi nữa, chúng tôi cũng phải quay về nhà đón Tết cùng gia đình, ông bà. Thắp nén hương lên bàn thờ vong linh những người có công khai phá, giữ gìn biển trời Hoàng Sa, Trường Sa", anh Thanh nói.


 

Người dân khắp nơi tranh thủ chở Tết ra Lý Sơn. Ảnh: T.Trực
Người dân khắp nơi tranh thủ chở Tết ra Lý Sơn. Ảnh: T.Trực



Đúng 7 giờ sáng, chuyến tàu ra Lý Sơn xuất phát. Sau gần 1 giờ lênh đênh trên biển, Lý Sơn đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Từ trên tàu nhìn vào, Lý Sơn hiện lên với màu xanh, màu vàng, màu đỏ của lá cờ Tổ quốc trên nóc những con tàu càng thêm quyến rũ... Cả huyện đảo như khoác lên mình một tấm áo xuân sặc sỡ sau những ngày đông rét giá.

 

Những gia cầm, gia súc cũng được tranh thủ chuyển ra Lý Sơn những ngày cuối năm. Ảnh: T.Trực
Những gia cầm, gia súc cũng được tranh thủ chuyển ra Lý Sơn những ngày cuối năm. Ảnh: T.Trực



Con tàu vừa cập cảng, những người khách trên tàu bước xuống ai nấy cũng hớn hỡ vui mừng. Trên cầu cảng, hàng trăm ngư dân vốn thường ngày bám biển mưu sinh cũng ùa ra đón người thân, đón những đứa con xa xứ lâu ngày trở về. Những cái ôm thắm thiết, những giọt nước mắt lăn dài cũng rơi xuống vì xúc động.


 

Người dân Lý Sơn chuyển hoa Tết về nhà. Ảnh: T.Trực
Người dân Lý Sơn chuyển hoa Tết về nhà. Ảnh: T.Trực




Ông Dương Định (54 tuổi, một người dân sống trên đảo Lý Sơn), cho biết năm nay đa số người dân Lý Sơn đánh bắt được mùa nên đón Tết càng thêm vui hơn. "Năm ngoái, chúng tôi đón Tết ở Hoàng Sa vì tranh thủ đánh bắt ba ngày Tết kiếm tiền, nhưng năm nay, tôi ở nhà đón Tết cùng gia đình. Hai đứa con đi làm ở TP HCM cũng vừa về đoàn tụ cùng gia đình", ông Thanh cho biết.

 

 Những con tàu chở đầy hoa Tết đến với Lý Sơn. Ảnh: T.Trực
Những con tàu chở đầy hoa Tết đến với Lý Sơn. Ảnh: T.Trực



Dọc khắp các con đường trên đảo, đâu đâu cũng tràn ngập sắc xuân. Những chậu hoa cúc, hoa mai, hoa hướng dương… được thương lái vận chuyển từ đất liền ra bày bán khắp các con đường, ngõ hẻm. Các chậu hoa kiểng cổ thụ như mai, đào có giá hàng chục triệu đồng cũng thu hút rất đông người dân đến mua.  


 

 Trên đảo Lý Sơn, không khí Tết tràn ngập. Ảnh: T.Trực
Trên đảo Lý Sơn, không khí Tết tràn ngập. Ảnh: T.Trực


Không chỉ có những người con quê hương Đội hùng binh Hoàng Sa sau một năm làm ăn bôn ba trở về đón Tết, những người khách du lịch các nơi cũng đến Lý Sơn đón Tết cùng người dân xứ biển.

Anh Trần Văn Trung (ngụ TP HCM), cho biết anh cùng bạn gái quyết định rời TP HCM ra đón Tết ở Lý Sơn. "Đây là năm đầu tiên chúng tôi ra Lý Sơn đón Tết. Đón Tết xa nhà, xa người thân nhưng bù lại chúng tôi thấy ấm lòng rất nhiều vì được người dân Lý Sơn đón tiếp nồng hậu, họ xem chúng tôi như người trong gia đình", anh Trung nói.

 

Theo T.Trực (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.