Chợ nổi lên thiết kế đồng hồ độc bản Thụy Sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chợ nổi, nét văn hóa sông nước Tây Nam bộ Việt Nam vừa được đưa lên chiếc đồng hồ thiết kế độc bản của Hãng Jaquet Droz (Thụy Sĩ) (ảnh).

 



Chiếc đồng hồ có tên Chợ nổi (Petite Heure Minute Floating Market), trên mặt là bức tiểu họa vẽ những con thuyền chở trái cây trên sông. Tác phẩm được phát triển dựa trên đặc điểm văn hóa của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Văn hóa chợ nổi Cái Răng (TP.Cần Thơ) cũng được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.

Bức tranh chợ nổi được vẽ bằng nghệ thuật tiểu họa với những chiếc bút được thửa riêng cho phù hợp từng chi tiết trên tranh. Người họa sĩ vẽ tranh bằng tay với sự hỗ trợ của kính hiển vi và những dụng cụ được chọn lọc một cách cẩn thận. Chỉ riêng việc sản xuất bút lông đã mất hàng tháng để đáp ứng yêu cầu của họa sĩ.

Mặt đồng hồ sau đó được nung trong lò để ươm màu và quá trình này được lặp lại tỉ mỉ trong khoảng 20 lần. Các nghệ nhân sử dụng kỹ thuật nung đặc trưng pháp lam Grand Feu từ thế kỷ 18, một kỹ thuật hiện rất ít người làm được.

Chiếc đồng hồ Chợ nổi này là một phần của dự án các tác phẩm độc bản dành riêng cho Việt Nam, cho nhà sưu tập Việt Nam. Với dự án này, toàn bộ quá trình lên ý tưởng bắt nguồn từ người Việt. Đặc biệt, ý tưởng này được một nghệ nhân Thụy Sĩ gốc Việt - ông Lê Ngọc Thanh, hiện thực hóa. Ông Thanh hiện là nghệ nhân trưởng bộ phận trang trí tiểu họa của Jaquet Droz. Trước đó, năm 2019, ông Thanh đã thực hiện độc bản với cảm hứng từ thiên nhiên thơ mộng của vịnh Hạ Long, với hình ảnh những con thuyền buồm trên vịnh.

 

Theo TRINH NGUYỄN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.