Cho Lữ Hoài Thương học vượt 2 lớp là bước đột phá

8 tuổi, nhưng Lữ Hoài Thương đã học lớp 5, là học sinh tiểu học đầu tiên ở Đồng Tháp được xét học vượt lớp.

 

Lữ Hoài Thương được đặc cách học vượt 2 lớp Ảnh: Quang Phương
Lữ Hoài Thương được đặc cách học vượt 2 lớp. Ảnh: Quang Phương


Lữ Hoài Thương được đặc cách vượt hai lớp từ khi cháu còn học lớp 1. Ông Lê Hữu Hiền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết: Năm 2020, khi em Thương đang học lớp 1 tại trường thì đã biết đọc, biết viết và tính toán.

Nhà trường thành lập Hội đồng giám định năng lực để xem xét cho Lữ Hoài Thương học vượt lên lớp 3. Kết quả là cháu đã hoàn thành tốt tất cả các bài đánh giá năng lực theo cấp độ lớp 1, lớp 2 và học kỳ I lớp 3 với 3 môn học: Tiếng Việt, Toán và Tiếng Anh. Nhà trường đã hoàn thiện hồ sơ trình lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Cao Lãnh và được chấp thuận cho cháu học vượt lớp 2 năm.

Sau quyết định mạnh dạn của nhà trường, đến nay Lữ Hoài Thương đã chứng minh quyết định đó hoàn toàn đúng. Thời gian qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cao Lãnh theo dõi kỹ lưỡng trường hợp này, hằng tháng nhận báo cáo từ nhà trường để nắm rõ thông tin, để biết kết quả học tập, tâm lý, sức khỏe của cháu.

Và rất vui là, Lữ Hoài Thương không chỉ theo kịp chương trình mà còn học xuất sắc, cô giáo chủ nhiệm cho biết là "bé luôn hoà đồng và thường xuyên giúp cô hướng dẫn và chỉ bài cho các anh chị nào chưa hiểu".

Học vượt hai lớp, ngoài kết quả học tập xuất sắc, Lữ Hoài Thương còn đạt những thành tích: Giải Vàng Toán VioEdu cấp tỉnh lớp 4, Giải Vàng Toán Quốc Tế FMO lớp 4, Giải Vàng Toán quốc tế IMC lớp 5-6, Giải Nhất cuộc thi Violympic Toán Tiếng Anh và Tiếng Việt cấp thành phố, Giải Nhì chung kết cuộc thi Toán Hoa Kỳ Mathnasium lớp 5 khu vực phía Nam.

Nếu như không cho Thương học vượt, cứ máy móc "nhốt" cháu mấy năm học vừa qua thì đúng là quá phí phạm.

Qua trường hợp Lữ Hoài Thương, cũng cần có cơ chế thoáng cho những trường hợp học sinh đặc biệt xuất sắc được học vượt. Tất nhiên phải có hội đồng kiểm tra, giám định năng lực, không để bị lạm dụng.

Trên thế giới, có rất nhiều trường hợp đặc cách cho học sinh trung học có thành tích học tập xuất sắc, có trí tuệ đặc biệt vào thẳng đại học.

Việt Nam cũng xuất hiện những trường hợp đặc biệt như vậy, hãy mạnh dạn đặc cách học vượt cấp hoặc vào đại học, để những thần đồng này dành thời gian nghiên cứu, phát minh, sáng chế, làm ra các sản phẩm khoa học thay vì ngồi đếm thời gian ở các lớp phổ thông.


https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/cho-lu-hoai-thuong-hoc-vuot-2-lop-la-buoc-dot-pha-1125171.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ hiện đại biết cách để cuộc sống tốt đẹp hơn

Phụ nữ hiện đại biết cách để cuộc sống tốt đẹp hơn

(GLO)- Khác với mẫu phụ nữ truyền thống lấy “công, dung, ngôn, hạnh” làm đầu, người phụ nữ thời hiện đại đã độc lập, tự tin vào tài năng, trí tuệ của bản thân mình hơn. Họ có bản lĩnh gây dựng sự nghiệp, theo đuổi những ước mơ của đời mình, dù ở khuôn khổ trong một gia đình hay vươn cao, xa hơn nữa khi tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp trí tuệ, công sức của mình cho đất nước.
“Cái răng khôn” 4.617 tỉ đồng

“Cái răng khôn” 4.617 tỉ đồng

Ví Quỹ bình ổn như "khúc ruột thừa" hay "cái răng khôn" là từ Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và chính sách. Trên báo Thanh Niên, ngày hôm qua, Tiến sĩ Việt nói: Có thể ban đầu nó có vai trò nhất định, nhưng đến lúc nào đó nó bị bỏ lại, hay nói đúng hơn là một bộ phận “thừa thãi” trong cơ thể đã phát triển mà nhiều khi để nó tồn tại, lại gây đại họa cho sức khỏe con người”.
Khẳng định vị thế phụ nữ

Khẳng định vị thế phụ nữ

(GLO)- Năm 2021 và 2022, lần lượt 2 nông dân của Gia Lai đều vào Top 100 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” và được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh tại một buổi lễ được tổ chức trang trọng ở Thủ đô Hà Nội. Đó là chị Nguyễn Thị Thảo (tổ 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) và chị Đỗ Thị Mỹ Thơm-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai (huyện Mang Yang).
Thích ứng chính sách

Thích ứng chính sách

Các nhà quan sát kinh tế đang đánh giá kỹ lưỡng những tác động từ việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu theo Chương trình hành động chống xói mòn thu ngân sách, trốn tránh thuế toàn cầu (BEPS). BEPS có sự tham gia của 141 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.