Chợ đêm Pleiku trước ngày di chuyển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Qua 26 năm hoạt động, chợ đêm Pleiku (tỉnh Gia Lai) sẽ ngừng hoạt động kinh doanh kể từ ngày 1-4-2024. Nguyên nhân ngừng hoạt động chợ đêm nhằm đảm bảo tiến độ triển khai phương án xây dựng hạ tầng kỹ thuật “Phố ẩm thực đêm Pleiku”.

Chợ đêm Pleiku nhìn từ trên cao.

Chợ đêm Pleiku nhìn từ trên cao.

Theo đó, chợ sẽ ngừng tất cả hoạt động kinh doanh, buôn bán thịt, cá, rau, củ, quả tại khu vực đường Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Văn Thụ, Lê Lai và trong bãi xe số 1 đường Nguyễn Thiện Thuật (phường Diên Hồng) để di dời đến chợ tạm tại bãi đậu xe đường Nguyễn Văn Linh (phường Ia Kring).

Ngược dòng thời gian khoảng 30 năm về trước, chợ đêm vốn là một chợ tự phát nằm trên đường Trần Phú, đoạn trước cổng Trung tâm Thương mại TP. Pleiku ngày nay. Chợ bán những sản phẩm nông nghiệp do người dân ở một số làng của thành phố mang tới. Năm 1996, cùng với sự hình thành của Trung tâm Thương mại, chợ dời về nhóm họp trên trục đường Nguyễn Thiện Thuật và một phần đường Hoàng Văn Thụ. Đến năm 1998, nơi đây trở thành chợ đầu mối cung cấp nông sản cho TP. Pleiku và các địa phương lân cận. Chợ bắt đầu hoạt động từ 5 giờ chiều ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Qua 26 năm hoạt động, chợ phát triển rộng ra khu vực đường Lê Lai, Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, thu hút 383 hộ kinh doanh với đa dạng ngành nghề, trong đó có 271 hộ kinh doanh rau, củ, quả; còn lại là các hộ kinh doanh thịt, cá và dịch vụ ăn uống.

Các loại rau, củ, quả từ những địa phương khác được vận chuyển về đây để phục vụ người dân Gia Lai và các tỉnh lân cận.
Các loại rau, củ, quả từ những địa phương khác được vận chuyển về đây để phục vụ người dân Gia Lai và các tỉnh lân cận.

Những năm gần đây, nhu cầu sản xuất, kinh doanh nông sản ngày càng tăng, trong khi mặt bằng khu vực chợ chật hẹp, vị trí chợ lại nằm trên tuyến đường trung tâm của thành phố nên đã gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, môi trường, an ninh trật tự. Theo kế hoạch, tuyến đường Nguyễn Thiện Thuật sẽ được xây dựng thành “Phố ẩm thực đêm Pleiku” nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển du lịch, tận dụng những cơ hội mới để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, điều này khiến các tiểu thương không khỏi cảm giác quyến luyến khi chuyển đến điểm kinh doanh mới. Bởi nơi đây đã đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình họ hàng chục năm qua.

Phóng viên Báo Gia Lai ghi lại một số hình ảnh chợ đêm Pleiku trước ngày di chuyển.

Chợ đêm Pleiku rất đông đúc, tấp nập, đối lập hoàn toàn với sự tĩnh lặng về đêm của phố núi Pleiku.

Chợ đêm Pleiku rất đông đúc, tấp nập, đối lập hoàn toàn với sự tĩnh lặng về đêm của phố núi Pleiku.

Nhiều mặt hàng nông sản từ các nơi tập trung về chợ đêm để phục vụ cho người dân.

Nhiều mặt hàng nông sản từ các nơi tập trung về chợ đêm để phục vụ cho người dân.

Có thâm niên hơn 21 năm kinh doanh, buôn bán tại chợ đêm, ông Đào Văn Sáng (phường Ia Kring, TP. Pleiku) không khỏi quyến luyến khi sắp phải rời nơi đã đem lại thu nhập chính cho gia đình mình. Theo ông Sáng, gia đình đã đăng ký 2 lô tại chợ tạm ở bãi đậu xe đường Nguyễn Văn Linh (phường Ia Kring).
Có thâm niên hơn 21 năm kinh doanh, buôn bán tại chợ đêm, ông Đào Văn Sáng (phường Ia Kring, TP. Pleiku) không khỏi quyến luyến khi sắp phải rời nơi đã đem lại thu nhập chính cho gia đình mình. Theo ông Sáng, gia đình đã đăng ký 2 lô tại chợ tạm ở bãi đậu xe đường Nguyễn Văn Linh (phường Ia Kring).
Hơn 10 năm gắn bó với chợ đêm Pleiku, chị Nguyễn Thị Hà (bên trái, xã An Phú, TP. Pleiku) không khỏi lo lắng khi chuyển đến khu chợ mới, bởi ngoài bán sỉ thì việc bán lẻ không biết có được thuận lợi như trước đây vì nơi mới cách xa trung tâm thành phố.

Hơn 10 năm gắn bó với chợ đêm Pleiku, chị Nguyễn Thị Hà (bên trái, xã An Phú, TP. Pleiku) không khỏi lo lắng khi chuyển đến khu chợ mới, bởi ngoài bán sỉ thì việc bán lẻ không biết có được thuận lợi như trước đây vì nơi mới cách xa trung tâm thành phố.

Rất nhiều sạp hàng tại chợ đêm Pleiku bán từ đêm tới sáng, không khí bán mua nhộn nhịp, tấp nập khiến nơi đây như hoàn toàn tách biệt với màn đêm tĩnh lặng.
Rất nhiều sạp hàng tại chợ đêm Pleiku bán từ đêm tới sáng, không khí bán mua nhộn nhịp, tấp nập khiến nơi đây như hoàn toàn tách biệt với màn đêm tĩnh lặng.
Để có mặt tại đây lấy hàng về kịp cho buổi sáng ở chợ huyện, nhiều thương lái phải đi từ gà gáy và ra về lúc trời vừa rạng.

Để có mặt tại đây lấy hàng về kịp cho buổi sáng ở chợ huyện, nhiều thương lái phải đi từ gà gáy và ra về lúc trời vừa rạng.

Những người bốc vác không chỉ triền miên thức trắng đêm mà còn oằn mình bốc vài tấn hàng hóa.

Những người bốc vác không chỉ triền miên thức trắng đêm mà còn oằn mình bốc vài tấn hàng hóa.

Các tiểu thương buôn bán rau, củ, quả tại khu vực đường Nguyễn Thiện Thuật.
Các tiểu thương buôn bán rau, củ, quả tại khu vực đường Nguyễn Thiện Thuật.
Đến 10 giờ đêm, hàng hóa được các tiểu thương tập kết trên đường Trần Phú để bán cho khách lẻ.

Đến 10 giờ đêm, hàng hóa được các tiểu thương tập kết trên đường Trần Phú để bán cho khách lẻ.

Một điểm bán rau trên đường Lê Lai.

Một điểm bán rau trên đường Lê Lai.

Một điểm bán đồ ăn tại chợ đêm Pleiku.

Một điểm bán đồ ăn tại chợ đêm Pleiku.

Với nhiều hộ bán đồ ăn uống trên đường Nguyễn Thiện Thuật, việc di chuyển chợ đêm đến nơi mới khiến họ sẽ giảm thu nhập vì phải tìm nơi khác để kinh doanh.

Với nhiều hộ bán đồ ăn uống trên đường Nguyễn Thiện Thuật, việc di chuyển chợ đêm đến nơi mới khiến họ sẽ giảm thu nhập vì phải tìm nơi khác để kinh doanh.

Hơn 10 năm bán phở tại chợ đêm, giờ đây bà Trương Thị Ngọc Lan (phường Hội Phú, TP. Pleiku) phải tìm chỗ mới thuê mặt bằng để kinh doanh. Bà Lan chia sẻ, sau khi thành phố xây dựng xong "Phố ẩm thực đêm Pleiku", bà sẽ đăng ký vào đây để kinh doanh.

Hơn 10 năm bán phở tại chợ đêm, giờ đây bà Trương Thị Ngọc Lan (phường Hội Phú, TP. Pleiku) phải tìm chỗ mới thuê mặt bằng để kinh doanh. Bà Lan chia sẻ, sau khi thành phố xây dựng xong "Phố ẩm thực đêm Pleiku", bà sẽ đăng ký vào đây để kinh doanh.

UBND phường Diên Hồng đã tuyên truyền, vận động để các hộ kinh doanh hiểu rõ chủ trương của thành phố trong việc di dời chợ đêm Pleiku.

UBND phường Diên Hồng đã tuyên truyền, vận động để các hộ kinh doanh hiểu rõ chủ trương của thành phố trong việc di dời chợ đêm Pleiku.

Chợ tạm rau, củ, quả đường Nguyễn Văn Linh (phường Ia Kring) có diện tích khoảng 1,5 ha. Khu vực này giao thông thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa. Đến nay, công tác chuẩn bị các điều kiện về mặt bằng đã hoàn tất, đảm bảo đúng tiến độ đưa chợ đi vào hoạt động từ ngày 1-4-2024.
Chợ tạm rau, củ, quả đường Nguyễn Văn Linh (phường Ia Kring) có diện tích khoảng 1,5 ha. Khu vực này giao thông thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa. Đến nay, công tác chuẩn bị các điều kiện về mặt bằng đã hoàn tất, đảm bảo đúng tiến độ đưa chợ đi vào hoạt động từ ngày 1-4-2024.

Có thể bạn quan tâm

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nhân (tổ 9, thị trấn Kbang) được hỗ trợ vay 100 triệu đồng phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Quan tâm hỗ trợ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng - Kỳ 2: Tạo điều kiện vay vốn sản xuất

(GLO)- Thực hiện chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, thời gian qua, lực lượng Công an cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tại Gia Lai đã tích cực rà soát, tạo điều kiện hỗ trợ họ được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống.

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng khởi nghiệp và cao hơn là đổi thay đời sống dân bản vùng biên còn nghèo khó, Ríah Dung (32 tuổi, Bí thư Đoàn xã GaRy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) trở thành người tiên phong ở vùng biên phía tây xứ Quảng.

Lửa và Chiêng

Lửa và Chiêng

Đêm ấy, trong buôn làng người Mạ, nằm giữa sàn nứa trong ngôi nhà dài của vợ chồng người già K’Noi - Ka Lý, tôi hiu hiu giấc trong âm hưởng đại ngàn. Bên ngoài vách nứa là tiếng gió vờn qua những trảng cỏ tranh, là tiếng thú đi hoang khắc khoải gọi bầy. Giữa khuya, tôi bất chợt tỉnh giấc.

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Dưới tiết trời se lạnh, gió đẩy từng hơi rừng mát lạnh, người dân làng Kon Ktonh tập trung lại dưới mái nhà Rông để mừng Tết ăn thịt dúi. Lâu lắm rồi, bà con mới có dịp tụ họp đông đủ, chúc nhau sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống may mắn, hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Từ bé tôi đã thuộc lòng câu ru của mẹ rằng: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Nghe chả hiểu gì nhưng tôi vẫn chìm trong giấc ngủ với những giọt nước mắt ngày ấy.

Tết về trên đảo Đá Tây A

Tết về trên đảo Đá Tây A

Với đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu, đặc trưng như trên đất liền, cộng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi đã làm nên một cái Tết đầm ấm, sum vầy, ấm áp tình quân dân trên đảo Đá Tây A.