"Chợ cóc" lấn chiếm hành lang an toàn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần như năm nào cũng vậy, càng gần đến Tết Nguyên đán càng có nhiều chợ tự phát lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ. Thực trạng này đã và đang làm mất mỹ quan, mất vệ sinh, gây ùn tắc giao thông, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
 

“Chợ cóc” Chi Lăng (TP. Pleiku). Ảnh: H.C
“Chợ cóc” Chi Lăng (TP. Pleiku). Ảnh: H.C

Xuất phát từ nhu cầu trao đổi, mua bán các loại hàng hóa của nhân dân trong vùng mà chợ tự phát đã hình thành và phát triển. Ban đầu chỉ một vài người buôn bán hàng rong cho công nhân Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, đến nay, khu vực ngã ba đường Trường Chinh (quốc lộ 14)-đường Trường Sa (thuộc tổ dân phố 1, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã trở thành “chợ cóc” Chi Lăng. Nơi đây có rất nhiều hàng quán, ki-ốt, xe lưu động, gánh hàng rong, gùi hàng rong... buôn bán đủ các loại hàng hóa. Ngày thường, chợ họp vào sáng sớm, gần trưa và chiều tối. Ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, “chợ cóc” Chi Lăng họp cả ngày lẫn đêm.

Không chỉ có những đồng bào dân tộc thiểu số buôn bán các sản vật tự làm ra mà rất nhiều người ở địa phương khác cũng đến đây tham gia bày bán la liệt các loại hàng hóa như: vải vóc, quần áo, gạo, dầu ăn, thịt, cá... Họ còn buôn bán ngay trên hành lang an toàn quốc lộ 14. Có người bán ắt có người mua và cứ như thế “chợ cóc” Chi Lăng ngày càng mở rộng, chiếm dụng lòng lề đường gây ra nhiều bất an đối với xã hội. “Phường đã tăng cường tuyên truyền, vận động và áp dụng nhiều biện pháp mạnh để dẹp bỏ “chợ cóc” này nhưng vẫn chưa mạng lại hiệu quả. Để ổn định cuộc sống, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phường tiếp tục phối hợp với các cơ quan vận động bà con vào mua bán trong chợ Chi Lăng mới xây dựng cách đó khoảng 700 mét”-ông Tạ Văn Bích-Phó Chủ tịch UBND phường Chi Lăng cho biết.

Dọc 2 bên quốc lộ 14 đoạn qua các xã: Ia Khươl (huyện Chư Pah), Ia Le (huyện Chư Pưh) cũng hình thành chợ tự phát. Ông Nguyễn Văn Rạng-Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Le, thừa nhận: “Khi có lực lượng chức năng làm nhiệm vụ thì chợ tan, khi vắng người làm nhiệm vụ thì chợ lại họp. Bởi vậy, Đảng ủy xã Ia Le thường xuyên chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những người lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, nhất là trên quốc lộ 14”.

“Chợ cóc” mang lại nhiều hệ lụy. Chính vì vậy, chính quyền các địa phương cần có biện pháp xử lý triệt để.

Hoàng Cư

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.