Chính sách chi trả DVMTR: Tạo thuận lợi cho các công ty lâm nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp đã được tháo gỡ một phần. Nguồn tài chính bền vững này không chỉ góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước trong việc đầu tư cho ngành lâm nghiệp mà còn giải quyết tốt hơn các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Kinh phí còn hạn hẹp
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Trạm Lập (huyện Kbang) hiện quản lý và bảo vệ hơn 10.300 ha rừng. Nếu căn cứ theo Quyết định 2242/QĐ-TTg ngày 11-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ, ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên của các công ty lâm nghiệp phải tạm dừng khai thác (mức hỗ trợ là 200.000 đồng/ha/năm), Công ty sẽ nhận được hơn 2 tỷ đồng. Thế nhưng, từ khi đóng cửa rừng, đơn vị này chỉ hoạt động cầm chừng, đời sống cán bộ, công nhân viên cũng “thoi thóp” dựa vào nguồn kinh phí tạm ứng của tỉnh.
Ông Đoàn Văn Hợi-Giám đốc Công ty-than thở: Có thời điểm, Công ty phải nợ lương cán bộ, công nhân viên nhiều tháng liền. Nguồn kinh phí hạn hẹp nên đơn vị luôn phải “vật vã” với bài toán đảm bảo tiền lương, bảo hiểm cho người lao động và chi phí duy trì bộ máy quản lý. “Đến năm 2016, UBND tỉnh tạm ứng nguồn kinh phí hỗ trợ cho Công ty năm 2015 là 1,4 tỷ đồng, còn năm 2014 thì không được tạm ứng đồng nào. Năm 2014 và 2015, nếu không có khoản kinh phí chi trả từ tiền DVMTR thì Công ty cũng không có cách gì xoay trở”-ông Hợi cho biết.
 Do gặp khó khăn về tài chính nên các công ty lâm nghiệp không mở rộng diện tích giao khoán quản lý và bảo vệ rừng cho người dân. Ảnh: M.T
Do gặp khó khăn về tài chính nên các công ty lâm nghiệp không mở rộng diện tích giao khoán quản lý và bảo vệ rừng cho người dân. Ảnh: M.T
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông HDe (huyện Kông Chro) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Từ năm 2009, chỉ tiêu khai thác gỗ không còn, Công ty tồn tại dựa vào nguồn kinh phí tạm ứng hạn hẹp của tỉnh. Để bảo vệ diện tích rừng được giao, trả lương, bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên, Công ty phải gồng mình hoặc phải “giật gấu vá vai”. 
Ông Nguyễn Thanh Kim-Giám đốc Công ty-cho biết: Từ nhiều năm nay, đơn vị chủ yếu sử dụng kinh phí từ tiền chi trả DVMTR và phần ngân sách tạm ứng của tỉnh để duy trì bộ máy quản lý. Với diện tích rừng được giao quản lý, bảo vệ là hơn 13.748 ha, nếu chi trả đúng theo mức hỗ trợ của Nhà nước, đơn vị sẽ nhận được hơn 2,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền nhận được luôn thấp hơn so với thực tế, nguyên nhân là do bù trừ cân đối nguồn ngân sách tạm ứng này cho các đơn vị khác. “Nhiều năm nay, Công ty luôn chắt bóp chi tiêu mới đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và công tác phòng cháy-chữa cháy rừng. Do vậy, việc mở rộng diện tích giao khoán cho người dân; hỗ trợ kinh phí cho lực lượng ở các chốt trạm, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ và phát triển rừng cũng còn hạn chế”-ông Kim than vãn.
Nhiều tác động tích cực
Khó khăn của các công ty lâm nghiệp đã được tháo gỡ một phần khi Chính phủ thông qua chính sách chi trả DVMTR. Từ đó, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng được cải thiện rất rõ. Theo ông Đoàn Văn Hợi, tuy tài chính còn nhiều khó khăn nhưng từ năm 2016 đến nay, đơn vị vẫn dành một phần kinh phí giao khoán bảo vệ rừng cho 4 cộng đồng, 22 nhóm hộ với diện tích 2.700 ha. “Nếu nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước chi trả đủ, chúng tôi sẽ mở rộng diện tích giao khoán rừng cho người dân. Bởi ngoài việc góp phần nâng cao nhận thức của người dân, hạn chế tình trạng cơi nới, phá rừng lấy đất làm rẫy, việc giao khoán còn nâng cao thu nhập của người dân sống gần rừng. Do vậy, tỉnh cần sớm nghiên cứu cơ chế hỗ trợ các công ty lâm nghiệp hoạt động hiệu quả hơn sau khi đóng cửa rừng”-ông Hội đề xuất.

Diện tích rừng cung ứng DVMTR năm 2018 là 487.193,35 ha, chiếm 77,7% diện tích đất có rừng toàn tỉnh; số thu tiền DVMTR là 139,6 tỷ đồng, đạt 124,6% kế hoạch và tăng 62,85% so với năm 2017.

Trong khi đó, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông HDe thì cho rằng, việc hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR đã tác động tích cực đến ý thức, trách nhiệm của các chủ rừng cũng như người dân trong việc bảo vệ, phát triển rừng. Tuy vậy, do kinh phí eo hẹp nên từ năm 2017 đến nay, Công ty mới thực hiện giao khoán 1.000 ha rừng cho người dân của 2 cộng đồng làng Krap và Kbui (xã Đak Tơ Pang). “Chúng tôi đề nghị tỉnh không điều tiết mức ngân sách hỗ trợ theo Quyết định 2242/QĐ-TTg của đơn vị này sang đơn vị khác mà nên sáp nhập những công ty lâm nghiệp có diện tích rừng nhỏ lại để hoạt động hiệu quả hơn”-ông Kim đề nghị.
Ảnh: M.T
Chính sách chi trả DVMTR đã phát huy tính tích cực trong công tác bảo vệ rừng. Ảnh: M.Thi
Theo ông Lương Đình Trọng-Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh: Chính sách chi trả DVMTR đã phát huy tính tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội cùng với nguồn ngân sách phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành lâm nghiệp cũng như giải quyết khó khăn về tài chính cho các công ty lâm nghiệp trong điều kiện dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên theo chủ trương của Chính phủ. Cụ thể, tiền DVMTR đóng góp đã giảm áp lực chi ngân sách cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh gấp 2,6 lần so với ngân sách đầu tư, chiếm 72,4% so với tổng số chi quản lý, bảo vệ rừng (ngân sách đầu tư quản lý, bảo vệ rừng năm 2018 là 50,5 tỷ đồng; tiền DVMTR chi trả là 132,3 tỷ đồng). Xu thế giảm áp lực chi ngân sách sẽ tăng lên khi các DVMTR được triển khai thực hiện đầy đủ theo quy định.
Ngoài ra, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR không những từng bước cải thiện đời sống của người dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng số hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn được nhận khoán bảo vệ rừng mà còn huy động được một nguồn lực lớn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng thường xuyên. Qua đó, góp phần ổn định diện tích rừng hiện có cả về số lượng, chất lượng và phát triển rừng mới; góp phần tích cực giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội ở các địa bàn dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
 MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.