Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Thiết thực, nhân văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tỉnh Gia Lai hiện có 4.852 doanh nghiệp đang hoạt động, thu hút hơn 85.000 lao động. Tuy nhiên, hiện nhiều lao động vẫn chưa hiểu rõ chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), khi bị mất việc chỉ chú trọng đến khoản tiền trợ cấp thất nghiệp (TCTN) chứ chưa quan tâm đến ý nghĩa cốt lõi của chính sách, đó là giúp họ sớm tìm được việc làm, quay lại thị trường lao động.

 

Không chỉ hỗ trợ tiền trợ cấp

Qua 11 năm chính sách BHTN đi vào cuộc sống, số người tham gia BHTN trên địa bàn tỉnh tăng hàng năm. Nếu năm 2009 có 40.214 người tham gia BHTN thì đến nay con số này là 63.306 người. Dù vậy, nhận thức của một số lao động và người sử dụng lao động về chính sách BHTN còn hạn chế, nhiều người chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, chưa nắm được đầy đủ điều kiện hưởng chính sách. Tình trạng nợ đóng BHTN có xu hướng tăng, nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân chủ quan khác như: ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động chưa cao; chế tài xử lý vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội nói chung và BHTN nói riêng còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho lao động nghỉ việc gặp khó do một số doanh nghiệp nợ đóng; thậm chí, có trường hợp người lao động đã trích tiền lương để đóng BHTN nhưng doanh nghiệp vẫn chưa đóng...

Đáng nói là tình trạng người lao động khi thất nghiệp chỉ quan tâm đến việc nhận chế độ TCTN mà chưa chú ý đến các chế độ khác của chính sách này. Trao đổi với P.V, ông Trần Thanh Hải-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh-cho biết: Ngoài chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm, người lao động thất nghiệp còn được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề (tối đa 6 tháng, mỗi tháng được hỗ trợ 1 triệu đồng). Trong thời gian hưởng TCTN, người lao động còn được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí. Ý nghĩa nhân văn nhất của chính sách BHTN là giúp người lao động khi mất việc vượt qua khó khăn trong cuộc sống và sớm trở lại thị trường lao động.

 Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc được nhận trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm. Ảnh: Đ.Y
Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc được nhận trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm. Ảnh: Đ.Y



Giúp người thất nghiệp trở lại thị trường lao động

Anh Lê Bảo Chung (hẻm Võ Thị Sáu, phường Ia Kring, TP. Pleiku) cho biết: “Cách đây 2 năm, tôi nghỉ việc ở công ty cũ. Sau đó, tôi đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để làm chế độ hưởng TCTN. Tại đây, cán bộ ở Bộ phận tiếp đón đã tư vấn nhiệt tình, giúp tôi nộp hồ sơ học lái xe tại Trường Cao đẳng Nghề số 5 (Bộ Quốc phòng)”. Vui mừng khi chồng vừa được hỗ trợ học nghề vừa có tiền TCTN, chị Nguyễn Thị Hạnh-vợ anh Chung-chia sẻ: “Chồng tôi được hỗ trợ tối đa 6 tháng hưởng TCTN và 6 tháng học lái xe. Tôi mừng lắm. Sau khi có bằng lái xe, chồng tôi quay lại Trung tâm để tìm việc làm mới. Trung tâm giới thiệu đến một đơn vị để lái xe thuê với mức lương hiện nay là 12 triệu đồng/tháng”.

Tương tự, khi có quyết định hưởng TCTN trong thời gian 3 tháng, anh Phan Trường Điệp (huyện Đức Cơ) cũng xin học nghề lái xe, đến nay đã gần kết thúc khóa học. “Công việc ở nơi làm cũ nhiều áp lực nhưng đồng lương không xứng đáng nên tôi nghỉ việc. Sau đó, tôi đến Trung tâm nộp hồ sơ hưởng TCTN và được tư vấn học nghề. Cuối cùng, tôi quyết định học nghề lái xe. Hiện giờ, tôi đang phấn đấu học thật tốt để khi kết thúc khóa học sẽ tìm được việc làm ngay”.

Tuy nhiên, chính sách BHTN vẫn còn một số hạn chế: quy định về mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng TCTN chưa thật khuyến khích; mức hỗ trợ thấp cùng với thời gian “gói gọn” không quá 6 tháng học nghề là một rào cản lớn. Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Trần Thanh Hải, thời gian qua, lao động thất nghiệp chủ yếu học nghề lái xe. Nghề này dễ tìm việc làm, còn các nghề khác như điện nước, xây dựng, chế biến thức ăn... thì điều kiện mở lớp là phải đủ 10-15 người. Đợi đủ người mở lớp thì việc hỗ trợ học nghề lại không đúng quy định. “Hiện chúng tôi tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục thực hiện BHTN, đồng thời kết nối với các trung tâm dạy nghề, các trường nghề phát triển công tác tư vấn giới thiệu việc làm và dạy nghề cho lao động bị thất nghiệp, giúp lao động học được nghề phù hợp với khả năng của mình. Mặt khác, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về BHTN với nhiều hình thức, phù hợp cho từng đối tượng; thực hiện có hiệu quả phần mềm BHTN tại Trung tâm và kết nối dữ liệu về Bảo hiểm Xã hội tỉnh, giúp lao động thất nghiệp học nghề thuận lợi hơn trong thanh toán chi phí”-ông Hải nhấn mạnh.

 ĐINH YẾN



 

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.