Chính quyền quân sự Myanmar trước nguy cơ mất kiểm soát khu vực biên giới giáp Bangladesh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 27/8, Quân đội Myanmar sắp mất quyền kiểm soát bang Rakhine, phía Tây Myanmar tiếp giáp với Bangladesh, đánh dấu một trong những tổn thất quân sự lớn nhất kể từ sự kiện chính biến tháng 2/2021, theo truyền thông Myanmar.
Lực lượng chức năng Bangladesh bắt giữ nhiều binh sỹ và người dân Myanmar tìm cách trốn chạy sang nước mình vào tháng 2-2024. Ảnh: AFP

Lực lượng chức năng Bangladesh bắt giữ nhiều binh sỹ và người dân Myanmar tìm cách trốn chạy sang nước mình vào tháng 2-2024. Ảnh: AFP

Theo đó, nhóm vũ trang Quân đội Arakan (AA) liên tục đánh chiếm các khu vực trọng yếu trên khắp bang Rakhine của Myanmar kể từ tháng 11/2023. Hiện nhóm này đang liên minh, liên kết với các nhóm vũ trang sắc tộc khác để tấn công vào 2 thành trì quan trọng, được cho là cuối cùng gồm thị trấn Kyaukphyu và Sittwe, thủ phủ của bang Rakhine.

Nếu giành chiến thắng ở những trận đánh quyết định này, Quân đội Arakan sẽ là nhóm vũ trang giành quyền kiểm soát khu vực rộng lớn nhất kể từ năm 2021. Nhóm này được cho đang chuẩn bị kế hoạch thành lập một khu tự trị với hơn một triệu người dân khu vực biên giới tiếp giáp với Bangladesh.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc bày tỏ quan ngại về tình trạng giao tranh ác liệt đang diễn ra ở bang Rakhine, khiến hàng trăm nghìn người dân Myanmar, chủ yếu là người Hồi giáo Rohingya, bị mất nhà cửa.

Các hội, nhóm của người Rohingya cáo buộc cả Quân đội Myanmar và nhóm vũ trang Quân đội Arakan đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khi gây ra hàng loạt các vụ giết hại, đốt phá nhà cửa và tài sản khác của người Rohingya.

Bang Rakhine, nằm dọc theo bờ biển phía Tây của Myanmar, tiếp giáp với Bangladesh. Hồi năm 2017, bang này chứng kiến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo đặc biệt nghiêm trọng, khiến hơn 750.000 người Rohingya phải tìm cách vượt biên sang Bangladesh, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.

Là đất nước có nhiều thuận lợi để phát triển trong khu vực ASEAN, nhất là không bị chiến tranh xâm lược nhưng nhiều thập kỷ qua, Myanmar chìm trong khủng hoảng nội chiến tồi tệ. Dư luận thế giới cho rằng bất chấp những điểm yếu hiện tại của quân đội Myanmar và những ưu thế của phe đối lập, một chiến thắng quyết định cho một trong hai bên vẫn khó có thể xảy ra do các yếu tố như sự mất đoàn kết của phe nổi dậy, sự bám rễ lâu dài của quân đội trong mọi mặt đời sống xã hội Myanmar và còn chưa kể lợi ích chiến lược của một số bên khác bên ngoài.

Các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số Myanmar nhận thức môi trường quốc tế hiện nay không ủng hộ chủ nghĩa ly khai, song điều này không có nghĩa là họ sẽ không phấn đấu vì điều đó. Theo ông Joshua Kurlantzick, thành viên cấp cao về Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ), lập luận rằng quân đội Myanmar đang suy yếu và có nguy cơ sụp đổ. Trừ khi được quản lý cẩn thận bởi cả Chính phủ Thống nhất quốc gia (NUG) và các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số hàng đầu, "đất nước Myanmar sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm", tan rã thành hàng loạt nhóm nhỏ.

Và bởi vì thiếu kẻ thù chung, những nhóm này dễ dàng chĩa súng vào nhau, tạo ra sự hỗn loạn đẫm máu và hoàn toàn tiêu diệt phần còn lại của Nhà nước Myanmar.

Rất nhiều viễn cảnh đã được đặt ra, nhưng phần lớn đều đồng ý rằng kể cả khi các nhóm nổi dậy đánh bại được quân đội Myanmar, việc đó chưa chắc sẽ đem lại bình yên cho người dân của quốc gia này.

Trên thực tế từ nhiều năm qua ở nhiều vùng của Myanmar, các lực lượng vũ trang dân tộc thiểu số đã điều hành các hệ thống chính trị khác nhau và hoàn toàn tách biệt với trung ương.

Những nỗ lực không ngừng để giành quyền tự trị và sự tồn tại của các hệ thống quản trị song song ở nhiều vùng khác nhau của đất nước là bài toán đau đầu suốt hàng chục năm qua tại Myanmar.

Có thể bạn quan tâm

Người ủng hộ đòi bảo vệ ông Trump như tổng thống Biden, mật vụ Mỹ càng thêm bị nghi ngờ

Người ủng hộ đòi bảo vệ ông Trump như tổng thống Biden, mật vụ Mỹ càng thêm bị nghi ngờ

(GLO)- Truyền thông Mỹ ngày 16/9 đưa tin, ngay sau vụ ông Trump bị ám sát hụt lần hai, những người ủng hộ ông đã yêu cầu cựu Tổng thống cần được lực lượng mật vụ tăng cường bảo vệ hơn nữa, nhất là trong những lần ông xuất hiện trước đông người và thời gian đến ngày bầu cử không còn nhiều.
Venezuela bắt giữ 14 người nước ngoài và lượng lớn vũ khí trong âm mưu gây bất ổn chính trị

Venezuela bắt giữ 14 người nước ngoài và lượng lớn vũ khí trong âm mưu gây bất ổn chính trị

(GLO)- Bộ trưởng Nội vụ, Tư pháp và Hòa bình Venezuela Diosdado Cabello cho biết, trong một chiến dịch tình báo, lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ 14 người nước ngoài và tịch thu hơn 400 khẩu súng trường, súng lục được sử dụng trong âm mưu gây bất ổn chính trị đất nước.
Nga - Ukraine trao đổi tù binh quy mô lớn

Nga - Ukraine trao đổi tù binh quy mô lớn

Nga và Ukraine đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn trong ngày 14/9, với số tù binh được trả tự do lên đến 206 người. Cuộc trao đổi diễn ra sau quá trình đàm phán do Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) làm trung gian.