Chiếc bàn ủi con gà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là một vật dụng của ký ức. Chắc chắn rằng, những thế hệ trẻ sau này rất ít cơ hội nhìn thấy hay sử dụng nó. Vì hiện nay trên thị trường, bàn ủi con gà không còn phổ dụng.
 Bàn ủi con gà. Ảnh: internet
Bàn ủi con gà. Ảnh: internet
Chiếc bàn ủi được làm bằng đồng, hình tam giác, bên trên có quai cầm bọc gỗ, ở nắp khóa đóng mở có hình chú gà trống ngộ nghĩnh. Hai bên hông sát đáy có đục những lỗ thông gió hình tròn nhỏ. Trước khi ủi phải quạt than hồng đều, không được nhiều hoặc ít quá, rồi mở nắp bỏ vào bên trong. Điều nữa là phải nhớ gạt khóa ngay chỗ con gà, không thì bụi than sẽ bay tứ tung, có khi châm cháy quần áo. Để ủi được bộ đồ đẹp và cái quần phải theo đường ly, người ủi cũng phải có nghề. Đôi tay phải di chuyển lên xuống thật điêu luyện. Thú vị nhất là trong quá trình ủi đồ, con gà phía trước bàn ủi kêu “lắc cắc” nghe thật vui tai. Bà tôi nói rằng, gọi là bàn ủi con gà bởi phần chốt mở của nắp đậy loại bàn ủi than này thường được đúc hình gà trống. Ngoài tác dụng trang trí, chú gà này còn là vật cách nhiệt rất tốt, khi cần mở nắp để cho thêm hay lấy bớt than chỉ cần cầm con gà sẽ không gây phỏng cho người dùng.
Không biết chiếc bàn ủi con gà có tự bao giờ? Riêng bà vẫn kể cho tôi nghe về nó trong những câu chuyện về ông. Mỗi lần như vậy, giọng bà lại rưng rưng.
Hồi đó, ở quê, ba bốn nóc nhà mới có một cái bàn ủi. Nhà nào có nhu cầu là lại chạy qua nhà kế bên mượn về dùng. Trước khi tập kết ra miền Bắc, ông lén lấy bán một tạ thóc mua tặng cho bà chiếc bàn ủi con gà. Ông nói với bà: “Nhà mình nghèo nhưng ra ngoài quần áo phải thẳng thớm, đừng để người khác cười chê”. Nội tôi xem chiếc bàn ủi như một kỷ vật vô giá chính bởi nó là món quà tình yêu ông tặng cho bà. Thời đó, những cánh thư bà gửi cũng phải mất cả tháng mới đến tay ông và ngược lại. Thư ông gửi về cho bà là những nhớ thương nơi đất khách quê người. Ông dặn bà, khổ cực rồi cũng qua, gắng đợi ông về. Thư bà gửi ra thì nhắc ông giữ gìn sức khỏe. Ở trong này, không khí đánh giặc sôi nổi lắm! Bà còn tham gia công tác dân vận và hăng hái lao động sản xuất, chi viện cho chiến trường. Nhưng có một chi tiết bà không kể cho ông. Đó là, có bữa máy bay giặc quần đảo dữ lắm, bọn nó thả bom khắp làng, khắp xóm. Những khi núp dưới hầm, một tay ôm chặt ba tôi, tay kia bà vẫn giữ khư khư chiếc bàn ủi con gà. Mãi sau này, khi ông tôi về, bà cũng chẳng kể ra. Rồi khi ông từ biệt bà về với tổ tiên, bà cứ sống hoài với những kỷ vật vô giá ông để lại. Cứ như ông tôi vẫn còn hiện hữu đâu đó, rất gần với bà.
Ngày nay, người ta không còn sử dụng chiếc bàn ủi con gà nữa. Thời đại công nghệ điện tử phát triển, chiếc bàn ủi điện đã dần thay thế. Nó có nhiều công năng và tiện ích. Nếu nóng quá thì tự nó giảm nhiệt ngay. Còn có những chiếc bàn ủi hơi nước, bàn ủi cầm tay nhỏ gọn, tiện lợi và xinh xắn vô cùng. Nhưng chiếc bàn ủi con gà ấy, dù trọng lượng chưa đầy một ký, nhưng “sức nặng” của ký ức khi nghĩ đến nó thì luôn trĩu lòng, đầy luyến nhớ với một lớp người như bà và day dứt, ám ảnh như những đốm lửa nhỏ với thế hệ trẻ như tôi bây giờ.
Nguyễn Thị Diễm

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.