Hương lá é...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từng là giáo viên dạy Ngữ văn Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Krông Pa, từng sống và tiếp xúc với học sinh người Jrai nên tôi đã quen với những bữa cơm gia đình có hương lá é.

 

 Cây é. (Ảnh: internet)
Cây é. (Ảnh: internet)

Những ngày mưa lạnh. Nắm lá tươi non vừa được hái từ vườn nhà đem rửa sạch, thêm mấy trái ớt xiêm xanh, ít muối và bột ngọt rồi cho tất cả vào cối giã nhẹ đều tay cho đến nhuyễn, đến sánh thành một hỗn hợp vừa ăn. Thế rồi cứ thế trộn ăn cùng cơm nóng. Ôi, cái hương vị vừa thơm thơm vừa hăng hăng đặc biệt ấy tất tật thấm vào từng hạt cơm lúa nương của đồng bào còn nguyên cả lớp vỏ cám bên ngoài, càng nhai càng ngọt càng ngon. Thơm, ngon mà cũng rất cay. Bởi cay là vị đặc trưng trong các món ăn của người dân vùng “chảo lửa”. Cay thôi rồi, cay chưa từng thấy. Cay đến chảy nước mắt, nước mũi. Cay đến độ vã mồ hôi. Cay đến mức cứ vừa ăn vừa suỵt soạt. Ấy thế mà ngon ngót hết đến mấy chén cơm. Ấy thế mà cứ nghĩ đến là thèm, là nhớ!

Người dân Krông Pa (Gia Lai) gọi đó là món muối lá é, một loại lá gia vị đặc trưng của vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Nhưng người sành ăn ở vùng này chỉ chọn ăn loại lá é được trồng ở chính đất Krông Pa, vùng cát trắng khô cằn quanh năm thiếu nước. Cây é ở đây cằn cỗi, lá nhỏ, dày và có một lớp lông tơ. Loại é này giã muối mới thơm, mới đậm. Ngoài dùng trộn cơm ăn, muối lá é thường được dùng làm thức chấm của nhiều món thịt heo, bò, gà khác nhau tạo nên hương vị độc đáo và mang nét đặc trưng riêng của vùng lòng chảo.

Ví như các món gà chấm muối lá é. Chọn đúng loại gà ri thả rẫy của đồng bào làm sạch, hấp hoặc nướng chín cả con rồi cứ thế ngồi mà thong thả xé từng miếng và chấm muối é thì có mà hết cả con, ăn không biết chán bởi vị ngọt đậm đà và hương thơm đặc biệt của gà thấm với cái thứ muối màu xanh xanh ấy chả lẫn với một món ăn nào khác. Nó ngon tuyệt đỉnh, ngon đặc biệt, chỉ cần thưởng thức một lần thôi sẽ nhớ mãi.

Ví như các món thịt heo chấm muối lá é. Heo luộc, heo quay, heo nướng chấm đều ngon. Còn heo sữa thì nhất. Chọn đúng heo sọc dưa của đồng bào làm sạch rồi cho cả con vào quay hoặc nướng chín. Đem xắt ngay khi còn bốc hơi nghi ngút rồi chấm với muối lá é thì tuyệt hảo. Nó béo, ngọt, thơm. Nó kích thích tất cả các giác quan...

Đến Krông Pa, người ta cũng thích thưởng thức món thịt bò. Nhiều người tếu táo đã truyền nhau rằng đến xứ này mà chưa được ăn thịt bò thì coi như chưa đến. Dù thịt bò tươi hay bò một nắng, mà cũng phải đúng loại bò cỏ Krông Pa, cứ thế xắt dọc theo thớ thịt, to và dày như bàn tay, tẩm sơ gia vị rồi đem nướng chín. Và cứ thế ngồi ngay cạnh lò than, xé dọc từng thớ hoặc dùng kéo cắt từng miếng nhỏ mà chấm muối lá é thì ngon thôi rồi. Nó thơm nức mũi, nó mềm và ngọt đến tận chân răng. Nó ngon tới mức có thể sánh được với bất cứ những món cao sang khác.

Không chỉ dùng làm thức chấm, muối lá é còn được dùng để nêm trong rất nhiều những món ăn từ xào đến nấu. Nấm mối xào, măng le xào. Rồi lẩu gà; canh lá mì, canh cà đắng, canh dưa non... tất cả đều nêm lá é. Tất cả đều rất hợp, rất đượm, rất thơm. Và những hương vị ấy, hương vị của lá é trong từng bữa ăn đã trở nên quen thuộc, trở thành những gì gắn bó thân thương...

Rồi một ngày bất chợt ở nơi xa, những món ăn ấy, hương vị ấy đã trở thành nỗi nhớ, thành ký ức của bao người đã từng sống, từng đến với vùng đất không còn “vừa xa vừa xóc” như câu ca, vùng lòng chảo khô cằn đầy nắng gió mà thấm đượm tình người.

Sen Hạ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.