Chỉ xét tuyển đại học bằng học bạ nếu chất lượng đồng đều và trung thực

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Có nhiều ý kiến cho rằng, phương thức xét tuyển đại học bằng học bạ chưa thực sự đảm bảo khách quan, công bằng.

Nhiều trường sử dụng học bạ như một phương thức xét tuyển đại học. Ảnh minh họa: Thiều Trang

Nhiều trường sử dụng học bạ như một phương thức xét tuyển đại học. Ảnh minh họa: Thiều Trang

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi tới trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Trong đó, có nội dung đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu bỏ việc xét tuyển đại học qua học bạ do hiện nay đang nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “làm đẹp” học bạ và “chạy điểm” của các nhà trường.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học quy định phương thức tuyển sinh gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.

Đúng là tuyển sinh đại học bằng học bạ là tiết kiệm nhất xét về mọi mặt. Học sinh đã qua học hành, thi cử, lấy điểm trên học bạ cũng là cách đo lường trình độ mà khỏi phải tổ chức thi cử tốn kém, mất thời gian, mất sức của toàn xã hội.

Về lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế, tuyển sinh qua kết quả học tập dựa trên học bạ xem ra có quá nhiều thứ để bàn. Việc học và thi, ngay trong cùng địa phương thì mỗi trường mỗi khác. Ngay tại Hà Nội hay TPHCM, quận nội thành và ngoại thành đã có sự khác biệt về chuyện học hành, thi cử. Thế thì, chất lượng dạy và học của các địa phương cũng có sự chênh lệch là đương nhiên.

Một em đạt điểm 10 toán của trường này chưa chắc đã giỏi toán hơn em đạt điểm 8 ở trường khác. Như vậy, khó có sự chính xác và công bằng trong việc xét tuyển nếu chỉ căn cứ vào điểm số trên học bạ. Các em học giỏi hơn đôi khi lại chịu thiệt thòi vì học và thi ở môi trường đòi hỏi chất lượng cao hơn, cụ thể là đề thi khó hơn.

Thiếu sự công bằng do yếu tố khách quan là một việc, nhưng tệ hơn là sự bất công được gây ra do yếu tố chủ quan. Chạy điểm, làm đẹp hồ sơ học sinh để được xét tuyển vào đại học. Thế là xuất hiện tiêu cực, mua bán điểm, kết quả trên học bạ không phản ánh trung thực trình độ của học sinh.

Chính Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo, khi nhìn phổ điểm, đối sánh giữa phương thức dựa trên học bạ và điểm tốt nghiệp trung học phổ thông có sự chênh lệch đáng kể. Do đó, các trường cần hết sức cân nhắc trong việc lựa chọn phương thức xét tuyển, đảm bảo hiệu quả, tin cậy, công bằng giữa các thí sinh.

Khi chất lượng học và thi không đồng đều, khi còn có sự can thiệp của tiêu cực, dối trá điểm thi, thì việc xét tuyển đại học bằng học bạ là không chính xác, công bằng.

Khi sự chính trực chưa có chỗ đứng vững vàng trong xã hội thì cần có những công cụ để hạn chế tối đa sự dối trá.

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.