Chỉ đạo quyết liệt, truyền thông tích cực, phòng dịch hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam đã nhiều lần vượt qua được các đợt "tấn công" của "giặc". Thành công đó bắt đầu từ sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, và sự tham gia truyền thông có hiệu quả của các cơ quan báo chí.
 
Truyền thông tích cực đã nâng cao ý thức phòng dịch của người dân Ảnh: LĐO
Truyền thông tích cực đã nâng cao ý thức phòng dịch của người dân Ảnh: LĐO
Người dân thực hiện phòng dịch tốt, chấp hành các quy định về phòng dịch của Bộ Y tế và các địa phương là do công tác truyền thông.
Khi dịch COVID-19 bùng phát ở các nước láng giềng, có nguy cơ đe dọa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo khẩn cấp và quyết liệt về phòng dịch. Ngày 23.4, trong thời gian tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN được tổ chức tại Indonesia, Thủ tướng đã có Công điện số 541/CĐ-TTg ngày 23.4.2021 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Chỉ 24 giờ sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, của bộ Trưởng bộ Thông tin Truyền thông, các cơ quan báo chí vào cuộc, lượng tin, bài tuyên truyền phòng chống COVID-19 tăng gấp 4 lần. Báo chí nhận thức rõ về trách nhiệm của mình, đó là truyền thông về quy định và hoạt động phòng dịch đến từng người dân.
Báo chí đưa tin chỉ đạo Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Y tế về phòng chống dịch COVID-19, các thông điệp được lan tỏa, cho nên đã có những chuyển biến trong cộng đồng.
Cụ thể là nhiều địa phương quyết định dừng tổ chức bắn pháo hoa, dừng các lễ hội tập trung đông người. Các quyết định này đã góp phần hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh, đồng thời tác động tích cực đến người dân, nâng cao ý thức phòng dịch.
Báo chí ưu tiên lượng thông tin về phòng dịch COVID-19, phản ánh, phân tích, bình luận, lấy ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia y tế, để đưa đến cho người dân những thông tin cần thiết, quan trọng, để người dân biết tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng.
Các thông tin về bùng phát dịch ở Lào, Campuchia, Thái Lan, đặc biệt là Ấn Độ, được báo chí đưa đầy đủ, kịp thời, với mục đích để người dân theo dõi, biết được mối hiểm họa đang áp sát Việt Nam. Nhìn những hình ảnh nạn nhân COVID-19 ở Ấn Độ, ai cũng phải nhận thức rằng đất nước này không thể bị dịch tấn công và vỡ trận, nếu để bùng dịch thì sẽ là một kiếp nạn.
Sau một thời gian khá dài từ đợt bùng phát dịch ở Hải Dương, mọi sự trở lại trong không gian "êm đềm", đa số người dân có tâm lý chủ quan Việt Nam đã hết dịch. Đây là điểm "chết người", vì chỉ cần lơ là mất cảnh giác, dịch sẽ bùng rất nhanh. Chính vì thế, lượng thông tin dày đặc và dồn dập về đại dịch COVID-19 áp sát biên giới và có nguy cơ bùng phát trở lại đã đánh thẳng vào tâm lý chủ quan của đa số người dân. Ai cũng phải "bừng tỉnh" bước ra khỏi trạng thái "ngủ quên trên chiến thắng".
Nguy cơ của dịch bệnh vẫn treo lơ lửng trên đầu. Báo chí càng nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong phòng chống đại dịch COVID-19. Báo chí luôn tập trung tinh thần, sẵn sàng trên tuyến đầu chống dịch và phải hoàn thành nhiệm vụ.
LÊ THANH PHONG (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/chi-dao-quyet-liet-truyen-thong-tich-cuc-phong-dich-hieu-qua-904248.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam