Cheo leo săn rong biển mùa đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mùa này, những rạn đá ven biển Nam Ô, hay Sơn Trà (Đà Nẵng) có một thứ lộc trời được sinh ra mà người dân nơi đây quen gọi bằng cái tên dân dã và một nghề rất đặc biệt mà chỉ người dân xứ này mới có, đó là trèo vách đá săn rong mứt.
Lộc trời nơi vách đá
Ghềnh biển Nam Ô, hay Sơn Trà (Đà Nẵng) chắc ít người biết, luôn có một thứ sản vật đặc biệt là rong mứt chỉ xuất hiện vào dịp cuối năm. Rong mứt ở đây vẫn được người dân coi là tinh túy của đất trời, sinh ra trong điều kiện khắc nghiệp nhất, được những ngư dân quanh năm ăn sóng nói gió chế biến nên.
Hơn 5h sáng, nhóm người ở làng biển Nam Ô (Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng) trùm kín người để tránh cái lạnh của gió mùa đông bắc và những đợt sóng biển đổ ầm ào vào ghềnh đá, họ ngồi trên những mỏm đá sát mép biển và cặm cụi làm việc. Trên tay họ, chiếc cào được làm từ mảnh kim loại mỏng cứ ràn rạt vào vách đá, kéo theo từng mảng mứt rong biển màu nâu đen, mềm mại. Sau vài nhát cạo, họ lại trút thứ rong biển đó vào một chiếc túi mang theo bên người.

Cheo leo vách đá hái rong biển.
Cheo leo vách đá hái rong biển.
Rong mứt biển chỉ mọc thành từng cụm phủ dày trên các khe, ghềnh đá ở các rạn đá Ngầm, bãi Rạng của bán đảo Sơn Trà và các bãi đá thuộc khu vực Nam Ô, Hòa Vân, chân đèo Hải Vân vào những ngày cuối năm, khi những cơn mưa đổ xuống vùng rạn biển này, khi gió mùa đông bắc tràn về trên khắp các ghềnh đá Đà Nẵng.
Cứ thế, hằng năm, từ khoảng đầu tháng 11 đến giữa tháng Chạp âm lịch cũng là lúc loài “lộc biển” để chế biến rong mứt này bắt đầu sinh sôi nảy nở. Anh Trương Văn Tài (làng chài Nam Ô) là người lâu năm làm rong mứt cho biết: “Trong điều kiện thời tiết thích hợp nhất, chỉ từ mươi ngày đến nửa tháng, mứt có thể dài ra từ 3-4 tấc, đen nhánh như tóc. Đấy là thành phẩm loại ngon nhất để xuất khẩu cho các nước phương Tây hay khách du lịch với giá rất cao!”.
Anh Tài kể về loại rong mứt độc đáo và chỉ có ở những rạn đá mép ghềnh ở Đà Nẵng này. Vào thời xa xưa, từ thuở theo chân các vua Lê vào đất Champa mở cõi, dân làng biển chỉ biết độc một nghề chài lưới, quanh năm làm bạn với sông nước, trong làng có nhà ông Câu, đông con nhà nghèo. Mùa biển động, thuyền không ra khơi được, ông đành ra gành đá những mong tìm được con cá về nấu cháo cho các con ăn. Cá chưa kịp cắn câu thì người đã lả đi vì đói. Trong một giấc mơ kỳ lạ, ông thấy một bà tiên tóc huyền dài thướt tha bay lướt qua. Đôi mắt hoa lên vì đói, dạ dày sôi lên vì chưa có gì nhét vào bụng, ông vội quàng hai tay lên mái tóc đen đó đưa vào miệng. Thấy tóc có vị mặn, dịu mát, đậm đà hương vi của biển khơi, ông ăn mãi, ăn mãi nhưng không có cảm giác chán mà chỉ thấy cơ thể mình như được tiếp thêm nguồn sinh lực. Đúng lúc đó thì một cơn sóng lớn ụp lên gành đá khiến ông choàng tỉnh, trong tay vẫn còn nắm chặt một mớ rêu biển đen mềm. Ông Cân nghĩ rằng tiên hiện ra cứu khổ, vội thu một mớ rong rêu mà ông gọi là “tóc tiên” đem về cứu đói và cùng cho dân làng.

Phơi rong biển tươi.
Phơi rong biển tươi.
Rong mứt được những ngư dân ở đây chia làm 2 loại. Loại to bản bè ra thường được gọi là mứt lá, còn một loại mảnh mai dài ra như những sợi tóc thường gọi là mứt tóc. Trong 2 loại mứt thì mứt lá là loại được ưa dùng và có giá trị cao hơn. Mứt biển sau khi hái về được rửa qua ở nước biển và thêm 2 lần nước ngọt, sau đó để ráo. Mứt biển tươi được cạo từ mép đá mang về, sau khi rửa sạch các tạp chất được mang đi ép hết nước, rồi phơi khô. Khoảng 10 kg mứt biển tươi thì sẽ được 1 kg mứt biển khô. Mứt biển ở rạn Nam Ô được "hái" ngay từ lúc vừa mọc, lá mứt còn non, dai cho nên vị mứt được giữ nguyên. Khi chế biến các món ăn sẽ rất đượm vị, hòa trộn với các món khác.
Anh Tài cho biết, rong mứt có giá trị khá cao, mứt tươi được thu mua tại chỗ với giá từ 300.000đ/kg, mức khô có giá khoảng 2.500.000đ/kg. Hiện nay, mứt không chỉ còn là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người dân Nam Ô nữa mà đã trở thành một món không thể thiếu trong bữa cơm chay của những người theo đạo Phật ở Đà Nẵng, xuất hiện trong các nhà hang sang trọng ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, hay tận bên Trung Quốc, Nhật Bản xa xôi. Đặc biệt hơn thì mứt là món ăn rất phù hợp với những người ăn chay trường vì nó giàu chất dinh dưỡng.

Rong biển mọc trên các vách đá cheo leo, để lấy được cũng khá kỳ công và nguy hiểm.
Rong biển mọc trên các vách đá cheo leo, để lấy được cũng khá kỳ công và nguy hiểm.
Cheo leo hái rong mứt, "nhặt" tiền triệu mỗi ngày
Anh Trương Đức Huấn treo mình trên những mép đá hái rong mứt. Nhìn bóng người cheo leo trên vách những rạn đá ở Nam Ô hay Sơn Trà mới thấy mức độ nguy hiểm của nghề này. Cũng chính từ đây xuất hiện những gia đình làm rong mứt chuyên nghiệp hơn. Họ vừa thu nhặt rong mứt trên biển, vừa mang về và chế biến thành sản phẩm.
Tại làng chài Nam Ô, có nhiều gia đình như vợ chồng ông Trần Văn Muộn và bà Phạm Thị Đậu (75 tuổi) mùa này cũng thường dậy từ 4 giờ sáng đi "hái" mứt. Ngày thường, ông bà làm nghề bỏ mối mắm, cá cho mọi người nhưng tới mùa mứt, ông bà cũng hồ hởi đi cạo mứt. Ông Muộn tâm sự: "Hai vợ chồng cứ đến mùa lại đi, tôi không "hái" để buôn bán mà để ăn. Mứt ở đây rất ngon, ngọt, chế biến được nhiều món bổ dưỡng".
Những người giỏi có thể kiếm từ 1,5 đến 2 triệu đồng sau chưa đầy 2 tiếng khai thác rong mứt. Cao điểm có người một tháng có thể “trúng” từ 30 đến 45 triệu, một mức thu nhập khiến nhiều người phải giật mình. Những người già, trẻ nhỏ một ngày cũng có thể kiếm từ 5 đến 7 trăm ngàn đồng.

Ép rong mứt thành bánh để dễ dàng xuất khẩu.
Ép rong mứt thành bánh để dễ dàng xuất khẩu.
Thế nhưng, không phải ai cũng đủ bản lĩnh đi khai thác rong mứt trên biển hay tại các ghềnh đá bởi những điểm khai thác này thường có gió to, sóng lớn. Anh Phan Đường, một ngư dân chuyên khai thác rong mứt cho biết: “Người theo nghề “ăn” rong mứt có 2 cách để đến điểm “ăn” mứt là “ăn” mứt bộ và “ăn” mứt ghe. Những ngày biển động, ghe không xuất bến được thì đi “ăn” bộ. Từ 2 giờ sáng thức dậy đi bộ ra những bãi đá, ghềnh đá gần. Còn cách thứ hai là lên ghe đi ra những bãi đá xa. Theo lời anh Đường, thì tại những ghềnh đá, bãi đá sóng đánh rất mạnh nên chỉ những người khỏe mạnh chịu sương gió mới bám trụ nổi. Và có khi phải treo mình trên những vách đá cheo leo, trơn ướt, chỉ những người có kinh nghiệm và sức khỏe mới làm được. Chỉ dành cho những ai có đầy đủ các tố chất như gan dạ, phản ứng nhanh nhẹn, thủ pháp lanh lẹ, quen sóng gió mới có thể hái rong mứt trên vách đá cheo leo mà thôi.
“Ăn” mứt phải đi từ sáng sớm, người đi ăn mứt phải vượt qua những bãi đá trơn bóng, sắc nhọn, lởm chởm, gồ ghề đến các rạn đá sát biển. Người "ăn" mứt biển thường chọn mặc áo quần bó chặt cơ thể, đầu đội mũ trùm kín chống lại giá rét, sương sớm của biển. Ngoài ra, để tránh trơn trượt, di chuyển dễ dàng, họ thường đi những đôi dép có độ bám, mang gang tay bảo hộ hạn chế trầy xước khi cạo mứt. Đồ nghề của những người đi hái rong mứt thường là một cái gùi tre, một cái cảu (như cái rổ) đan bằng tre sâu bụng hẹp miệng và 5 đến 6 cái “dũm” thường được làm từ sắt tây cắt hình tròn tận dụng từ thùng phuy đựng xăng dầu, có đường kính khoảng 10 cm vừa tay cầm để cạo mứt.
Anh Đường bộc bạch, khi trèo lên các vách đá để "hái" mứt biển vào sáng sớm phải thật cẩn thận. Nghe nghề đi “ăn” mứt có vẻ đơn giản, không mấy nặng nhọc nhưng lại vô cùng nguy hiểm, chỉ cần sơ sẩy một chút thôi là có thể gây hại đến tính mạng. “Mỗi khi cạo mứt, chân thì phải bấu chặt vào mặt đá trơn trượt, tay cạo, mắt phải canh chừng con sóng. Vì nếu chẳng may trượt chân té, sóng đánh vào sẽ rất dễ bị cuốn ra biển liền hoặc bị mắc kẹt vô đá... Thời gian “ăn” mứt trong ngày tùy thuộc vào từng con nước lớn, nước ròng, thường bắt đầu khi thủy triều rút và kết thúc khi thủy triều lên. Bởi vậy, có khi mới 1 giờ sáng, người ta đã vùng dậy í ới gọi nhau mang đèn pin ra biển hái mứt. Mứt biển khá nhỏ và bám rất chắc vào đá, khi hái phải cẩn thận ngắt từng cọng và cố gắng không làm nát mới bán được giá”, anh Đường cho biết.

Mứt biển khô là mặt hàng có giá trị cao được xuất đi thị trường các nước Nhật Bản, Trung Quốc…
Mứt biển khô là mặt hàng có giá trị cao được xuất đi thị trường các nước Nhật Bản, Trung Quốc…
Với người dân ở những làng chài như Nam Ô, hay ven các ghềnh đá Sơn Trà thì nghề này có nhiều khổ cực và nguy hiểm nhưng người dân đã thành thói quen và mang lại nguồn thu nhập khá những ngày cuối năm. Thế nên, cứ đến mùa “ăn” mứt, hằng ngày từ 3 giờ sáng nhiều người đã í ới gọi nhau bắt đầu "hái" mứt. Mỗi lần đi "hái" như vậy, cả vùng ghềnh biển ven mép sóng lại rộn rã tiếng cười.
Hiện nay, nghề làm rong mứt ở các làng biển Đà Nẵng như ở Nam Ô, Sơn Trà đang đem lại thu nhập khá cho bà con nơi đây. Rong biển phát triển trong thời tiết khắc nghiệt, từ khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 âm lịch. Khi nước ngọt từ những đợt mưa lũ làm nước biển giảm độ mặn, cây rong biển hình thành, phát triển, phủ dày các gành đá. Nghề mưu sinh hái “lộc trời” dịp cuối năm thu nhập khá cao, đem về cái tết đủ đầy cho người dân ven ghềnh đá. Rong mứt là món quà quý của biển có giá trị dinh dưỡng cao nên được thu mua với giá rất cao để xuất khẩu, nhiều nhất là sang Trung Quốc, Nhật Bản.
Tiêu Dao (cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.