Chế độ cho nhân viên y tế chống dịch - Bài 2: Cần bữa ăn đảm bảo để giữ sức cứu bệnh nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Làm việc gấp 2-3 thậm chí 5-10 lần bình thường, cố gắng 200-300% sức lực nhưng bữa ăn của nhân viên y tế, tình nguyện viên chống dịch lại "bình thường" như chưa có dịch, thậm chí còn hạn chế do điều kiện dịch giã.
Cần bảo vệ nhân viên y tế từ bữa ăn
Theo Công văn 6401/BYT/KHTC Bộ Y tế ban hành ngày 7/8/2021 về hướng dẫn thực hiện chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch Covid-19, người giám sát dịch tễ, tham gia điều trị, lấy mẫu, dọn vệ sinh bệnh phẩm...) được hưởng phụ cấp 300.000 đồng/ngày.
Còn người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm, bảo quản tử thi người bệnh, người giặt đồ... người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường tại cơ sở y tế phục vụ cho phòng xét nghiệm... được hưởng trợ cấp 200.000 đồng/ngày/người.
Ngoài ra, nhân viên y tế, tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch được hưởng chế độ sinh hoạt là 120.000 đồng/ngày/người, bao gồm 80.000 đồng tiền ăn 3 bữa và 40.000 đồng các vật phẩm sinh hoạt hàng ngày.
Các ca trực của các nhân viên y tế vô cùng mệt mỏi, căng thẳng (Cấp cứu bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM). Ảnh: BYT
Các ca trực của các nhân viên y tế vô cùng mệt mỏi, căng thẳng (Cấp cứu bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM). Ảnh: BYT
Một điều dưỡng đang chống dịch trong TP.HCM tâm sự, chị từ bệnh viện ngoài Hà Nội vào đã được nửa tháng. Hàng ngày, chị được phát 2 bữa cơm chính 30.000 đồng/bữa. Nhưng chị và các đồng nghiệp nhiều bữa phải ăn mì tôm để chống đỡ.
"Ai cũng biết dịch dã này không thể "sướng" như thời bình mà đòi hỏi nhưng thực sự khẩu vị Bắc- Nam rất khác, ăn không được. Cơm cũng rất lèo tèo, có khi chỉ là vài miếng thịt rang (cá sốt), 1 món rau luộc và canh suông. Mọi người đi trực về mệt lả, còn quá giờ cơm, cơm thường nguội lạnh, rất khó nuốt trôi", điều dưỡng chia sẻ.
Chị tâm sự, nếu thời bình mà 80.000 đồng/ngày, 30.000 đồng/bữa chính thì đúng là tươm tất. Nhưng ở TP đang giãn cách xã hội, thực phẩm, nhân công đương nhiên không rẻ nên 30.000 đồng/bữa nhưng thức ăn chẳng được là bao. Các nhân viên y tế lại quá mệt để có thể "ăn gì cũng được".
"Lúc quay cuồng với bệnh nhân thì cũng không mệt, không buồn lo gì mà về đến phòng, đưa bát cơm nguội ngắt lên miệng lại thấy tủi thân, rơm rớm nước mắt", chị cho biết. 
Điều dưỡng này chia sẻ, có ăn được mới giữ được sức khỏe, tiếp tục chăm lo cho bệnh nhân nên chị đề nghị chế độ ăn cho nhân viên chống dịch không thể "như bình thường" được mà nên có sự đặc thù để giúp mọi người ăn ngon miệng, giữ sức.
"Đấy là chị hỏi thì em nói thôi. Chứ chúng em đều động viên nhau là cố gắng vượt qua khó khăn, điều trị bệnh nhân thật hiệu quả để nhiều bệnh nhân khỏi bệnh, dịch qua nhanh và mình lại nhanh về được với gia đình. Khổ mà có thể cứu được bệnh nhân, dập dịch nhanh chúng em cũng cố được", điều dưỡng tâm sự.

Nhiều lúc nhân viên y tế phải nằm xoài để tạm nghỉ, bảo hộ cũng không dám cởi để
Nhiều lúc nhân viên y tế phải nằm xoài để tạm nghỉ, bảo hộ cũng không dám cởi để "tiết kiệm" và để khi bệnh nhân cần có thể lao ra ngay (Tại Bệnh viện Hồi sức TP.HCM). Ảnh: BVCC
Qua những buổi kiểm tra thực tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng nhận thấy chế độ đãi ngộ, việc chăm lo đời sống đối với nhân viên y tế, tình nguyện viên chống dịch Covid-19 còn nhiều bất cập như phát cơm hộp khô cứng. Đối với những nhân viên y tế từ Bắc vào Nam hỗ trợ còn không hợp khẩu vị nên nhiều người không ăn được, ảnh hưởng đến sức khỏe chống dịch.
Một số trường hợp nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19 trong quá trình công tác được điều chuyển tới khu vực người bệnh, suất ăn được chuyển sang tiêu chuẩn sinh hoạt của người bệnh 80.000 đồng/ngày (cả tiền ăn và vật phẩm sinh hoạt hàng ngày). Điều này ảnh hưởng đến tinh thần nhân viên y tế không may nhiễm bệnh…
Nhân viên y tế đang chịu áp lực nặng nề
Theo Bộ Y tế, tính từ đầu tháng 5 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, Bộ Y tế đã kêu gọi hơn 16.000 nhân viên y tế, sinh viên, giảng viên các trường Y dược từ Trung ương đến các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào miền Nam hỗ trợ chống dịch.
"Số ca mắc và tử vong tăng cao so với các đợt dịch bùng phát trước đó. Hơn ai hết, những nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch càng thêm áp lực đè nặng, vì mục tiêu sớm kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân".
PGS Phạm Thanh Bình
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Tổ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại tỉnh Đồng Tháp cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là sự thiếu hụt bác sĩ hồi sức cấp cứu. 
Nhiều vị trí nhân viên y tế khác không thể thay thế các bác sĩ Hồi sức. Do đó, các bác sĩ đều cố gắng nỗ lực, nhiều người phải làm việc với cường độ 500% so với thông thường. 
"Chúng tôi cố gắng sắp xếp chỗ ở tiện nghi hơn nhưng các y, bác sĩ từ chối, xin ở trong bệnh viện để có thể ngay lập tức cứu bệnh nhân, đó là sự hy sinh rất lớn của họ"- bác sĩ Cấp chia sẻ.
PGS-TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, theo thống kê mới nhất đã có 3.000 cán bộ y tế mắc Covid-19 và đã có một số người không qua khỏi.

Ngày 8/9, bố của điều dưỡng Đoàn Viết Sử (Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Hữu Nghị) qua đời khi anh đang tham gia chống dịch tại Tiền Giang. Anh không thể về nhìn mặt bố lần cuối, chỉ có thể lập bàn thờ, tiễn biệt bố từ nơi xa. Ảnh: BYT
Ngày 8/9, bố của điều dưỡng Đoàn Viết Sử (Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Hữu Nghị) qua đời khi anh đang tham gia chống dịch tại Tiền Giang. Anh không thể về nhìn mặt bố lần cuối, chỉ có thể lập bàn thờ, tiễn biệt bố từ nơi xa. Ảnh: BYT
Trong đợt dịch này, nhiều nhân viên y tế, tình nguyện viên phải chịu nỗi đau xé lòng khi chồng mất, bố mẹ, người thân mất mà không thể về tiễn biệt lần cuối, chỉ có thể lập bàn thờ bái vọng từ nơi xa.
Còn những nỗi vất vả, cực nhọc hàng ngày khi chăm sóc bệnh nhân từ việc thuốc thang, đấm lưng, ăn uống đến thay tã, bỉm hàng ngày; Lại có hàng ngàn người phải mặc quần áo bảo hộ nóng nực "quần quật" lấy mẫu trên đường; Rồi cảnh thiếu trang thiết bị bảo hộ, ăn uống sinh hoạt gặp khó khăn... Không ít bác sĩ đã phải nằm tạm bợ ngay trong bệnh viện để kịp thời cứu chữa bệnh nhân khi cần...
Chưa kể nỗi áp lực, stress khi các nhân viên y tế phải chứng kiến nhiều bệnh nhân không thể qua khỏi...
"Dù đã nỗ lực cứu chữa hết sức nhưng họ vẫn phải chứng kiến nhiều cái chết nhất chỉ trong một thời gian ngắn trong cuộc đời của mình. Gánh nặng tâm lý này không phải ai cũng có thể chịu đựng được", một bác sĩ chua xót.
"Chúng tôi bận điều trị cho bệnh nhân, không biết hôm nay thứ mấy, ngày mấy, không nghỉ ngơi, không có cuối tuần"
"Chúng tôi không biết hôm nay thứ mấy, ngày mấy, không nghỉ ngơi, không có cuối tuần. Ngày nào chúng tôi cũng làm như ngày nào.
Mỗi buổi sáng, anh em chỉ biết cố gắng vào tiếp nhận, chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Nhiều khi không có thời gian để đọc tin nhắn hay những lời động viên của người thân gia đình.
Bác sĩ Trần Thanh Linh
Bác sĩ Trần Thanh Linh
Chúng tôi vào đây chỉ để cố gắng chữa khỏi thật nhiều bệnh nhân, giải phóng chỗ để tiếp nhận các bệnh nhân nặng khác và tiếp tục cứu chữa họ. Chúng tôi không có thời gian để nghĩ tới những chuyện khác, mỗi lần điện thoại reo là lại chạy nhoáng nhoàng tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân... Các anh em ở tầng điều trị bệnh nhẹ hơn cũng vậy.
Có những đêm mà anh em đi cấp cứu làm ECMO hết, mình thấy Sài Gòn vắng lặng, thấy cảnh đó mình đau lắm… Tất cả mọi người đều mệt mỏi, có những lúc rất đuối, nhưng không ai cho phép mình được dừng lại, không cho phép bỏ cuộc, không cho phép mình buông xuôi.
Các anh em cứ động viên nhau để tiếp tục nỗ lực. Còn bệnh nhân ở ngoài kia thì mọi người còn phải cố gắng, cùng nắm tay nhau lại để tiếp sức lực cho nhau vì người bệnh. Phải ráng mà tiếp nhận được nhiều bệnh nhân nhất, điều trị hiệu quả nhất để thêm nhiều người được điều trị, được cứu sống... "
(BS CK2 Trần Thanh Linh – Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện hồi sức Covid-19 tại TP.HCM)
Theo Diệu Linh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.