Chất vấn và trả lời chất vấn để hiểu lòng dân mong đợi gì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đang tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong 2,5 ngày với 4 nhóm lĩnh vực: tài nguyên-môi trường, công thương, kiểm toán, văn hóa-thể thao và du lịch.

Đây không chỉ là những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm mà đông đảo cử tri kiến nghị và mong muốn được giải quyết.

Kỳ họp thứ 7 diễn ra khi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 đã đi được một nửa với những tín hiệu khả quan của nền kinh tế: GDP tiếp tục tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn đảm bảo, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được thực hiện, thu hút đầu tư nước ngoài tăng khá, số doanh nghiệp trở lại thị trường bắt đầu tăng…

Tuy nhiên, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã lưu ý lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương là không được chủ quan, tự mãn, phải luôn ý thức về những khó khăn của đất nước để từ đó nỗ lực tìm cách tháo gỡ những vướng mắc tồn tại, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, huy động tổng lực hoàn thành tiến độ các công trình dự án trọng điểm quốc gia về giao thông, năng lượng; giải quyết những bức xúc về đời sống xã hội… Đó cũng là những vấn đề mà đồng bào, cử tri cả nước đang quan tâm và mong muốn Quốc hội, với vai trò là cơ quan giám sát tối cao nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đại biểu dân cử, cùng với các thành viên Chính phủ làm rõ những kiến nghị, thắc mắc mà cử tri gửi gắm qua đại biểu Quốc hội chất vấn, cũng như đề xuất các giải pháp tháo gỡ cụ thể.

Vì thế, dễ hiểu khi thấy nghị trường “nóng” lên ngay từ những câu hỏi đầu tiên dành cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh. Bởi đó không chỉ là những vấn đề quan trọng, mệnh hệ của đất nước mà còn rất sát sườn, ảnh hưởng đến bát cơm manh áo, đến ngụm nước uống, luồng khí thở hàng ngày. Các câu hỏi của đại biểu Quốc hội đã được vị tư lệnh ngành Tài nguyên và Môi trường trả lời thẳng thắn và trách nhiệm. Từ công tác quản lý, khai thác, bảo vệ đến giải pháp nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia; từ tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước đến các giải pháp phòng-chống hạn hán, mặn xâm nhập, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước, không khí ở các đô thị, làng nghề…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quốc hội.vn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quốc hội.vn

Hay những vấn đề do Bộ Công thương phụ trách như công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường…Việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông-lâm-thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn; các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu điện cho sản xuất, nhất là ở miền Bắc vào mùa cao điểm; chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển năng lượng sạch…

Ngoài ra, tại kỳ họp, Quốc hội còn đưa 2 lĩnh vực gồm: kiểm toán, văn hóa-thể thao và du lịch vào chương trình chất vấn-trả lời chất vấn. Đó đều là những vấn đề rất cần thiết, thu hút sự quan tâm rất lớn của cử tri. Bởi hiệu quả của công tác kiểm toán là vô cùng quan trọng đối với việc kiểm soát chi tiêu công, hạn chế thất thoát nguồn lực và góp phần rất lớn vào công cuộc phòng-chống tham nhũng mà Đảng ta đang tiến hành. Việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển văn hóa trong tình hình mới… để văn hóa không đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu giải trí, đời sống tinh thần của Nhân dân mà còn là nguồn lực nội sinh để phát triển đất nước, góp phần nâng cao tầm vóc, vị thế dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.

Chất vấn không phải để soi mói nhau, mà là để minh bạch những vấn đề quan trọng được cử tri quan tâm. Người dân, bằng cách của mình sẽ giám sát lời hứa của các bộ trưởng và Chính phủ. Vì thế, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội là cơ hội để Chính phủ chứng tỏ bản lĩnh “cầm quân”, để cùng với Quốc hội thể hiện trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân.

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.