Chất vấn tại Quốc hội: Nóng nhưng loãng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn được "kéo" từ cuối tuần trước đến đầu tuần này. Đây là cuộc chất vấn cuối cùng của Quốc hội khóa XIV, do đó Quốc hội không chất vấn theo nhóm vấn đề như thông lệ.
 
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu tại Quốc hội - Ảnh: quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu tại Quốc hội - Ảnh: quochoi.vn
Đây là cuộc "tái chất vấn" mang tính tổng hợp nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực, sau khi Chính phủ, chánh án TAND Tối cao, viện trưởng Viện KSND Tối cao báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII. Thậm chí, có đại biểu chất vấn cả chủ tịch Quốc hội.
Với phạm vi rộng như vậy, có đến chục lãnh đạo bộ, ngành thuộc diện phải trả lời. Các đại biểu Quốc hội có sự quan tâm khác nhau nên nhiều vấn đề cùng được đặt ra.
Vì vậy người theo dõi trực tiếp sẽ có cảm giác "mệt" vì đôi khi phiên chất vấn bị "vụn", bị "loãng" bởi có nhiều vấn đề được đặt ra, thậm chí khó theo dõi, khó nhớ nội dung và diễn biến, khó nhớ tên của đại biểu và người trả lời. Đặc biệt có lúc đại biểu muốn hỏi dài, muốn trình bày kỹ vấn đề chất vấn nhưng thời gian chỉ có một phút nên đọc rất nhanh. Và trong một số tình huống, người trả lời cầm cả văn bản đọc một mạch!
Có những vấn đề được đặt ra, đại biểu tranh luận để "đeo bám" nhưng vẫn chưa có cảm giác "đi đến cùng" bởi sau đó cuộc chất vấn lại "trượt" sang nội dung khác, trong đó có một số câu hỏi được chờ đợi nhưng chưa được trả lời.
Người theo dõi cũng cảm nhận được "sức nóng" từ nghị trường bởi trách nhiệm của một số đại biểu Quốc hội trước những vấn đề cấp bách của đời sống. Thiên tai, rừng, môi trường, vụ xử lý ở Trường đại học Tôn Đức Thắng... là những chủ đề được "đeo bám" khiến phiên chất vấn thu hút dư luận.
LÊ KIÊN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.