Kông Chro: Vùng sâu thiếu nước sinh hoạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hàng trăm hộ dân tại xã Chơ Long và xã Đak Song (huyện Kông Chro, Gia Lai) đang lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do nắng hạn kéo dài gần 3 tháng nay. Hiện tại, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây phải ra suối gùi từng can nước về dùng. 
Trên đường lấy nước từ suối về, chị Đinh Thị Siu (làng Blà, xã Đak Song) chia sẻ: “Vào mùa khô, nước ở sông, suối cũng không đủ để lấy một lúc nên mình phải đi lấy nước nhiều lần trong ngày. Dù biết sử dụng nước suối không đảm bảo vệ sinh nhưng đành chấp nhận. Hàng ngày, mình ra suối lấy nước về tắm giặt, còn nấu ăn thì dùng nước mưa tích trữ sẵn lâu nay”.
 Nhiều hộ dân tại làng Blà, xã Đak Song đứng trước tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Ảnh: H.P
Nhiều hộ dân tại làng Blà, xã Đak Song đứng trước tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Ảnh: H.P
Theo tìm hiểu của P.V, trên địa bàn xã Đak Song có 2 công trình cấp nước tự chảy phục vụ cho 434 hộ dân nhưng đều đã hư hỏng từ nhiều năm nay. Riêng xã Chơ Long thì không có công trình cấp nước nào, chỉ có 13 giếng đào phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho 820 hộ dân trên địa bàn. Ông Đinh Văn Phiêu-Chủ tịch UBND xã Chơ Long-cho biết: “Xuất phát từ ý kiến của bà con tại các cuộc họp và tiếp xúc cử tri, UBND xã đã đề xuất huyện xây dựng công trình cấp nước tự chảy. Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát thì không có mạch nước nguồn đủ cung ứng, chi phí lại quá cao nên chưa thể tiến hành. Bên cạnh đó, đời sống của người dân trên địa bàn xã còn thiếu thốn nên không dễ bỏ tiền túi trang trải tiền điện nước”.
Thiếu nước sinh hoạt là vấn đề đã xảy ra từ nhiều năm nay ở các xã nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro. Theo ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro, hiện nay, hạn hán xảy ra trên địa bàn hết sức gay gắt dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Ủy ban nhân dân huyện đang nỗ lực tìm các giải pháp để giải quyết bài toán này. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất vẫn là tìm nguồn nước mạch để đáp ứng đủ cho công trình cấp nước tự chảy. Huyện cũng thường xuyên khuyến khích bà con tìm nguồn nước mạch để đào giếng. Thời gian tới, UBND huyện sẽ đưa ra giải pháp để phần nào giảm bớt khó khăn trong vấn đề thiếu nước sinh hoạt cho người dân.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).