Khốn khổ vì 'bầy cào cào' ở bãi Tư Chính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới đầu mùa, ngư dân đã kêu trời vì phiên biển đầu mùa đúng thời điểm nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc và nhiều tàu giả dạng tàu cá cản trở, cướp lưới.
Mở biển
Chiếc tàu QNg 92884 TS mở biển và mũi tàu hướng về quần đảo Trường Sa. Thuyền trưởng Lê Tấn Tuấn quay bánh lái cho con tàu rời vùng biển Quảng Ngãi đi về phía Trường Sa với tốc độ 7 hải lý/giờ. Mở biển phiên đầu thường đánh bắt đạt sản lượng ổn định từ 10 đến 12 tấn cá.
Dọc tuyến đường đi, thỉnh thoảng anh Tuấn lại đảo mắt nhìn ra mặt biển và thoáng lo ngại vì mọi phía đều thấy xuất hiện tàu cá Trung Quốc. Tàu cá Trung Quốc chỉ nhìn sơ qua là có thể đoán biết được là họ thực sự đi đánh bắt hoặc đang làm một chuyện mờ ám - ví dụ như thả trôi hết ngày này sang ngày khác mà không chịu đánh lưới; thấy tàu ngư dân Việt Nam đánh lưới thì soi đèn để phá phách…
 
Tàu cá Trung Quốc giả dạng dồn ép tàu của ngư dân (Ảnh ngư dân cung cấp).
Cuối xã Nghĩa An có thôn Tân Thạnh, Tân Mỹ và Tân An, ngư dân nơi đây chuyên làm nghề cá chuồn khơi. Bãi Tư Chính và khắp quần đảo Trường Sa là điểm đến của đoàn tàu lưới chuồn.
Tháng 7, cả đoàn tàu mở biển. Nhưng mùa cá chuồn năm nay của bà con đã gặp trở ngại, khi họ mở biển vào thời điểm biển Đông đang nóng bỏng trước sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu thăm dò Hải Dương 8 vào bãi Tư Chính của Việt Nam. Ngư dân Lê Tấn Tề thốt lên “anh em họ lo lắng vì tàu dân sự của Trung Quốc quá đông, rồi họ áp tới tàu của mình không cho kéo lưới nữa”.
Truyền thông đưa tin nhóm tàu Hải Dương 8 có nhiều tàu Hải cảnh, Kiểm ngư Trung Quốc đi kèm. Nhưng ngư dân ước tính những chiếc tàu vỏ thép của của Trung Quốc giả vờ đi đánh lưới rồi trôi nổi, gây khó dễ cho ngư dân Việt Nam thì cả ngàn chiếc. Trong những ngày bãi Tư Chính nóng bỏng cũng là thời điểm 220 tàu cá bà con ngư dân làm nghề lưới chuồn như ngồi trên đống lửa.
Trên máy Icom kết nối các tàu đánh lưới chuồn ở Trường Sa toàn tiếng than thở của ngư dân “đi đâu cũng đụng ông Trung Quốc… kéo lưới tới tối chưa xong thì ông tàu Trung Quốc tới pha đèn chói mắt”.  
Giành giật
Tại quần đảo Trường Sa, ngư dân quan sát thấy tàu cá Trung Quốc giả dạng trôi khắp nơi, gần đảo Sơn Ca, Đá Lát… ngay giữa ban ngày. Tổn phí chuyến biển đầu tiên là 170 triệu, nên ngư dân vẫn phải làm đánh bắt chứ không thể vì lo ngại mà bỏ chuyến biển.
Cứ 12h trưa, mỗi chiếc tàu lại rắc 400 tấm lưới xuống biển và kéo xong lưới vào lúc 20h. Theo ngư dân, giàn lưới chuồn có thể bị đám tàu cá giả dạng của Trung Quốc xem như vật cản trên biển nên đã quần đảo nát lưới của ngư dân.
Tàu QNg 92884 TS thả lưới xong thì đó cũng là lúc các ngư dân chứng kiến cảnh tàu cá vỏ thép của Trung Quốc lượn lờ ngay trên giàn lưới. Ông Tuấn la to về việc “nó dẫm nát lưới của mình rồi còn xông tới dọa dẫm đâm chìm tàu cá”.
Đối với ngư dân đánh bắt trên biển, thông tin trên máy Icom giống như mạng facebook trong đất liền, vì tất cả tàu cá đều có sự liên kết chung trên 1-2 tần số. Ông Tuấn chia sẻ thông tin “tàu Trung Quốc dẫm, cắt ngang lưới, bật đèn suốt đêm” thì lập tức thông tin từ các tàu cá khác ào ạt chia sẻ. Khi càng khó khăn thì ngư dân càng liên kết chặt chẽ, máy Icom bật to suốt ngày đêm để phòng ngừa tàu cá nào bất ngờ bị đâm chìm thì ngư dân nghe tiếng hét cuối cùng trong Icom, từ đó xác định tọa độ đến cứu.
Tàu cá QNg 92884 TS là một trong những tàu bị Trung Quốc áp đảo và đe dọa nhiều nhất. Ông Lê Tấn Tề, cha của thuyền trưởng Tuấn than thở chuyện mình kéo lưới thì họ cũng kéo lưới của mình, cho tàu chà đi xát lại để rối tung giàn lưới, phá hoại kinh tế. Ông Tề cho biết, các ngư dân trên tàu thấy Trung Quốc quá hung hãn nên chui vào hầm máy trú ẩn, chỉ còn thuyền trưởng ôm bánh lái và đương đầu giữa biển đêm đen kịt.
 
Ông Lê Tấn Tề bị tàu Trung Quốc cuốn 92 tấm lưới chuồn trị giá gần 100 triệu đồng. Ảnh: Văn Chương.
Đến làng chài Tân Thạnh và lắng nghe vợ các ngư dân than thở “toàn bộ đội tàu lưới chuồn là vay tiền ngân hàng hết đó, nếu lỡ nó làm quá thì hết cơ hội trả nợ đúng hẹn”.
Cách đây 4 năm, nhiều ngư dân đã đồng loạt nâng cấp, đóng tàu vỏ gỗ dài 19-20m, bình quân mỗi tàu vay Ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi khoảng 1,4 tỷ đồng. Do đánh bắt có thu nhập khá nên ngư dân đều đặn trả nợ đúng hạn. Còn mùa biển năm 2019 thì bắt đầu gặp khó, hiện nay cả đoàn tàu lưới chuồn đang bước vào phiên biển thứ 2.  
Kêu gọi hỗ trợ
Ông Lê Tấn Tề và Lê Văn Xướng đều giao cho con trai làm thuyền trưởng. Nhưng trong những ngày vừa qua, cả 2 ông đều như người ngồi trên đống lửa, nhấp nhổm không yên. Ngư dân ở làng chài luôn dõi theo tình hình trên biển, nắm bắt tin tức về tàu thăm dò nhóm Hải Dương 8 của Trung Quốc, hỏi thăm các tàu cá trên biển về đàn tàu cào cào (tàu cá giả dạng của Trung Quốc) đang di chuyển về hướng nào. Bà con ngư dân đều cho rằng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam nên xuất hiện ở vùng biển này để hỗ trợ và bảo vệ cho tàu cá của bà con ngư dân.
Khi bị tàu Trung Quốc vây ép, ngư dân mới nghĩ ra được chuyện “nếu bà con mình cũng đóng tàu vỏ thép thì không đến nỗi”. Nhưng đó cũng chỉ là câu chuyện ngoài lề.
Theo các ngư dân làm nghề lưới chuồn, có 2 nguyên nhân khiến ngư dân ngại tàu vỏ thép, thứ nhất là do quen với phương pháp đánh bắt truyền thống, thứ 2 là chứng kiến bà con ở tỉnh Bình Định được Công ty Nam Triệu, Đại Nguyên Dương đóng tàu, nhưng sau đó nhiều tàu hỏng máy, có tàu mất lái bị chìm, nên không ai dám hạ bút ký xin đóng tàu vỏ thép.
Rời làng biển Nghĩa An vào lúc ánh nắng chiều đã dịu đi và gió biển ào ạt thổi từ phía sau làng chài. Bà con ngư dân lắng nghe thông tin từ biển, tâm tư vui mừng xen lẫn lo lắng khi nghe tin nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã tạm rút về đảo Chữ Thập. Bà con ngư dân cho biết, “khu vực Trường Sa, bãi Tư Chính đang có gió Nam giật tới cấp 8 cấp 9, nhưng bà con ngư dân vẫn bám biển, tranh thủ kiếm cá, vì nếu tàu Hải Dương 8 quay trở lại thì sẽ dắt theo cả ngàn tàu cá giả dạng quấy phá suốt ngày đêm”.

Ông Trần Văn Sinh, phụ trách thủy sản xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi cho biết, có tàu cá của bà con bị Trung Quốc làm hư hỏng và mất lưới ở quần đảo Trường Sa và địa phương đang thống kê.

Ông Huỳnh Văn Minh, cán bộ Nghiệp đoàn Nghề cá địa phương cho biết, vụ việc tàu cá QNg 92884 TS bị Trung Quốc kéo 92 tấm lưới, mỗi tấm trị giá 890 ngàn đồng, bị tàu Trung Quốc cuốn 7 phao tín hiệu điện tử, mỗi phao trị giá 5,5 triệu đồng.

Lê Văn Chương (Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Nhiếp ảnh và du lịch

Nhiếp ảnh và du lịch

Ngắm những bức ảnh làng nghề đẹp ngất ngây từ mọi miền đất nước, tôi lại mường tượng ra hình ảnh của nước mắm Nam Ô, của chiếu Cẩm Nê, của đá Non Nước… đầy rung động rải khắp các phương tiện truyền thông xã hội.
Đi về miền Dao: Người Dao lên đèn

Đi về miền Dao: Người Dao lên đèn

Đánh dấu sự trưởng thành, lập gia đình, đau ốm mãi không khỏi, hay cuộc sống no đủ, mùa màng bội thu, hoặc chuẩn bị cho kiếp sống ở thế giới bên kia..., người Dao tổ chức lễ lên đèn theo các thứ bậc 3 - 7 - 9, riêng 12 đèn là lễ cúng lớn nhất của đời người dân tộc Dao.
Đi về miền Dao: Cái lý của người Dao

Đi về miền Dao: Cái lý của người Dao

Đang đi trên con đường liên thôn ở bản Trung Hồ, Phìn Ngan (H.Bát Xát, tỉnh Lào Cai), trời mưa nhẹ, Lò Lở Mẩy đột ngột tấp vào lề, ra dấu dừng xe, đoạn bảo: "Có thầy cúng đang đi hành lễ, mình phải đứng lại, nhường thầy đi trước". Hỏi vì sao? Mẩy bảo: "Cái lý người Dao mình nó thế".
Những mái chèo giữa trùng khơi

Những mái chèo giữa trùng khơi

“Dạy mầm non, chúng tôi dạy cả múa và hát. Môn tiếng Anh chúng tôi dạy được, riêng múa hát thì phải cố gắng vì mình là đàn ông, chân tay vụng về. Các em ngoài này hát hay lắm, hay hơn các thầy.
Đi về miền Dao: Sư công tiền mã của người Dao

Đi về miền Dao: Sư công tiền mã của người Dao

Thầy cúng (sư công) còn gọi là thầy Tào, là những nhân vật đặc biệt trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của người Dao. Để học thành một thầy cúng cao tay, có khả năng hành lễ cấp sắc lên 12 đèn, khó hơn nhiều việc đào tạo một chức danh tiến sĩ.
Ai cũng có một quê hương

Ai cũng có một quê hương

Khi nhỏ, ta ít để ý đến hai chữ quê hương, vì nó đã có sẵn trên mỗi bước chân, trong từng hơi thở, rất tự nhiên. Phải khi lớn lên, vì hoàn cảnh cụ thể nào đó phải rời đi, ý thức về quê hương mới trỗi dậy trong ta
Du khách ngoại mê chim Việt

Du khách ngoại mê chim Việt

Nhiều người Việt có thói quen tai hại nhốt chim để ngắm, thì nhiều du khách nước ngoài 'bay' theo cánh chim trời ở VN để được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc lạ và thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Cột mốc trong tim

Cột mốc trong tim

Có một điều dễ nhận thấy, là đường đến những cột mốc biên giới đều nhọc nhằn. Cho dù đó là cột mốc ở đỉnh núi cao, hay cột mốc ven sông, ven biển. Nhọc nhằn cả bởi hành trình tìm đến, và hơn cả, bởi hành trình để cột mốc ấy được dựng lên.
“Ông đồ” thời nay

“Ông đồ” thời nay

(GLO)- Ngày càng có nhiều người trẻ tìm đến với nghệ thuật thư pháp. Ở đó, họ thỏa đam mê với con chữ, tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống và góp phần truyền đi thông điệp tích cực qua nghệ thuật biểu hiện ngôn từ.
Chuyện lính biên phòng cắm bản

Chuyện lính biên phòng cắm bản

Là Đội trưởng vũ trang, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng và nay là Phó Bí thư Đảng ủy xã, người chiến sĩ biên phòng chúng tôi quen năm nào gắn vận mệnh của mình với vùng cao biên giới. Tri ân đồng đội, trọn nghĩa với dân là những gì chúng tôi thấy được trong cuộc đời cao đẹp đó.
Cô gái gieo ước mơ bóng đá cho trẻ vùng cao

Cô gái gieo ước mơ bóng đá cho trẻ vùng cao

Hơn 4 năm qua, Quỹ Gieo ước mơ bóng đá do Nguyễn Thị Trúc Phương sáng lập đã đem môn thể thao “vua” đến với hàng ngàn trẻ em vùng cao, thắp lên ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp cũng như phát hiện những viên ngọc quý cho bóng đá nước nhà.