Mùa pơ lang nở hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày đầu năm mới, ngồi nhâm nhi cà phê Phố núi với bạn, đắm mình trong khúc nhạc réo rắt “Chim kơ-tia bay tới, nghiêng cánh chào Đak Rong. Pơ lang khoe sắc thắm, gió đưa hương đôi bờ…”, chợt ngẩn ngơ bởi khung trời khoáng đạt của miền đất đỏ bazan, càng yêu hơn sắc đỏ của hoa pơ lang mỗi độ xuân về.
Hoa pơ lang còn được gọi với các tên: hoa gạo, mộc miên... Đây là loài hoa gần gũi, thân thương với mỗi làng quê Việt; đặc biệt, loài hoa này rất phổ biến và thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất Tây Nguyên. Pơ lang thuộc họ gạo, có gai; lá mọc so le; hoa có màu đỏ, kết thành chùm, thường nở trước khi ra lá. Hoa pơ lang không chỉ được xem là loài hoa đẹp nhất núi rừng đại ngàn, là biểu tượng cho vẻ đẹp tươi thắm, khỏe khoắn của người con gái Tây Nguyên mà còn gắn liền với tâm hồn, đời sống tâm linh của vùng đất cao xanh, nắng gió này.
Bất kỳ người dân Tây Nguyên nào cũng đều nằm lòng sử thi huyền thoại về chuyện tình buồn của chàng trai nghèo và cô sơn nữ xinh đẹp gắn với sự tích hoa pơ lang. Câu chuyện vẫn được kể lại bởi những già làng từ thế hệ này sang thế hệ khác; từ buôn làng này sang buôn làng khác như bóng cây pơ lang có mặt trên khắp núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn. Câu chuyện “Cô gái đã gieo mình hóa thân thành loài hoa pơ lang mang sắc đỏ như màu của dải vải mà người yêu tặng cho mình, với mong muốn người yêu sẽ luôn nhận ra mình” trở thành minh chứng cho tình yêu buồn man mác mà đẹp đẽ. Sau này, trai gái ở bản làng thường rủ nhau nhặt cánh pơ lang đem về, gửi vào đó bao yêu thương, thề ước. Với họ, hoa pơ lang đã trở thành biểu tượng cho nỗi nhớ thương, cho lời thề thủy chung bền chặt.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Xuân về, núi rừng Tây Nguyên càng tràn trề sức sống. Những cơn gió mùa khô bắt đầu thổi; khắp núi rừng, từng gốc pơ lang rủ nhau cùng dệt nên tấm áo hoa đỏ rợp trời. Bỗng nhớ những ca từ mềm mại trong bài hát về loài hoa màu đỏ rưng rức ngóng mong của nhạc sĩ Đức Minh: “Tây Nguyên ơi hoa rừng bao nhiêu thứ. Cánh hoa nào đẹp nhất rừng. Tây Nguyên ơi anh có nhớ buôn làng nhớ người con gái. Nhớ cánh hoa pơ lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên”… Lòng người lại xuyến xao, bổi hổi trước vẻ đẹp của một loài hoa hoang dã, của những cô “sơn nữ” tài sắc, dịu dàng.
Pơ lang trong tâm thức của người con Tây Nguyên còn là tình yêu với quê mẹ, với cội nguồn. Hoa pơ lang không đài các, kiêu sa mà chân chất, mộc mạc như chính tâm hồn người Việt, tâm hồn người dân Tây Nguyên hiền lành, khiêm tốn; phóng khoáng, dung dị và dễ gần. Pơ lang là mong ước của ấm no, đủ đầy; của bình yên, hạnh phúc, tốt lành mà mỗi người dân Tây Nguyên đã chắt chiu, gửi gắm bằng tất cả sự trân trọng.
Hoa pơ lang cũng là một phần không thể thiếu trong các lễ hội và đời sống của con người Tây Nguyên. Bạn kể, mỗi lần tổ chức lễ hội, người đồng bào thường dựng cây nêu giữa sân buôn làng, không quên trồng bên cạnh một cây pơ lang nhỏ. Đến khi kết thúc lễ hội, cây pơ lang nhỏ sẽ được dời đi trồng ở một chỗ khác. Nếu cây phát triển tươi tốt nghĩa là lời cầu nguyện, ước mong của buôn làng năm ấy sẽ trở thành hiện thực.
Với người dân Tây Nguyên, pơ lang là loài hoa của mùa xuân, cũng là tín hiệu của mùa lễ hội; là mùa chuẩn bị cho một vụ nương rẫy mới bắt đầu. Bạn kể: “Theo quan niệm của người đồng bào, ở buôn làng nào càng có nhiều cây pơ lang được trồng thì nơi đó càng giàu mạnh”. Và tôi hiểu vì sao pơ lang lại trở thành một loài cây quý, một loài hoa quý; lại được xem như một vị thần canh giữ sự yên ổn cho cuộc sống của các buôn làng đến vậy.
Nếu đã một lần đặt chân lên vùng đất cao nguyên khoáng đãng này, tôi tin chắc rằng, bạn cũng sẽ như tôi, cũng sẽ mến người và yêu cảnh… chẳng dễ muốn rời!
XANH NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...