Phát hiện hóa thạch thủy tổ của loài người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hóa thạch của loài sinh vật Ikaria wariootia từng tồn tại cách đây 555 triệu năm, được cho là tổ tiên của phần lớn sinh vật ngày nay và cả con người.

 

 Hình vẽ mô phỏng sinh vật Ikaria wariootia từng sống dưới đáy biển Reuters
Hình vẽ mô phỏng sinh vật Ikaria wariootia từng sống dưới đáy biển Reuters



Mới đây, Reuters đưa tin các nhà khoa học vừa công bố phát hiện hóa thạch của loài sinh vật được đặt tên là Ikaria wariootia từng tồn tại cách đây 555 triệu năm, được cho là tổ tiên của phần lớn sinh vật ngày nay và cả con người.

Sinh vật này có bề ngoài nhìn giống giun với kích thước nhỏ hơn hạt gạo từng sống dưới đáy biển và tìm kiếm thức ăn là các chất hữu cơ.


Theo chuyên gia cổ sinh vật học Scott Evans tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia thuộc Viện Smithsonian ở Washington (Mỹ) dẫn đầu nhóm nghiên cứu, Ikaria wariootia là thủy tổ của nhóm động vật đối xứng hai bên (bilateria). Kỷ Ediacara kéo dài từ khoảng 635 tới 542 triệu năm trước và là giai đoạn tiến hóa then chốt, mở đường cho sự tiến hóa của các động vật đối xứng hai bên sau này như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, động vật hữu nhũ, sao biển, nhuyễn thể và côn trùng.

Các sinh vật thuộc nhóm không đối xứng gồm san hô, bọt biển, hải quỳ và sứa. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện mới cho thấy giai đoạn khởi đầu khá khiêm tốn của quá trình tiến hóa của động vật và cả con người, và được xem là một trong những phát hiện lớn nhất về sinh vật nguyên thủy.

 

Theo Phước Đạt (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.